Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Pháp Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Pháp Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 8)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 8)

PHẨM 8
NGŨ BÁCH ĐỆ TỬ THỌ KÝ
Ông Phú Lâu Na sau khi nghe Phật nói về những phương tiện tùy cơ thuyết pháp….lại nghe Phật thọ ký cho các vị đệ tử lớn, lại nghe việc nhân duyên đời trước….và sức tự tại thần thông của chư Phật trong lòng hớn hở bèn quỳ gối đảnh lễ Phật và bạch rằng:
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 7)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 7)

PHẨM 7
HÓA THÀNH DỤ
Phật bảo các thầy Tỳ kheo: Thuở quá khứ, vô lượng vô biên bất khả tư nghì a tăng kỳ kiếp. Hồi ấy có đức Phật hiệu là Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Nước của Phật tên Hảo Thành. Kiếp tên Đại Tướng. Từ đức Phật đó diệt độ đến nay rất lâu xa. Ví như đất của cõi tam thiên đại thiên, giả sử có người đem mài làm mực rồi đi khỏi 1.000 cõi nước ở phương đông, chấm một điểm chừng như hạt bụi, lại đi qua 1.000 cõi nước nữa cũng
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ ( PHẨM 6)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ ( PHẨM 6)

PHẨM 6
THỌ KÝ
Bấy giờ Thế Tôn bảo đại chúng: Ma Ha Ca Diếp ở đời vị lai sẽ phụng thờ 300 muôn ức Phật, cúng dường, cung kính, tôn trọng ngợi khen và nói vô lượng đại pháp của chư Phật. Thân rốt sau được thành Phật hiệu là Quang Minh đủ mười đức hiệu. Nước tên là Quang Đức. Kiếp tên Đại-trang-nghiêm. Phật thọ 12 tiểu kiếp. Cõi nước tốt đẹp không có các thứ dơ xấu, không sạch.

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 5)

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 5)

PHẨM 5
DƯỢC THẢO DỤ
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo ông Ca Diếp và các đại đệ tử: Tốt lắm, Ca Diếp! Ông khéo nói
được công đức chân thật của Như Lai. Đúng như lời các ông, Như Lai còn có vô lượng vô số công đức khác, dù các ông có nói suốt ức kiếp đi nữa cũng không hết được.
Ca Diếp, nên biết! Như Lai là vua của các pháp, nói ra lời gì đều không sai không dối.
Đối với tất cả pháp, Phật dùng sức trí tuệ và phương tiện mà diễn nói. Pháp Phật nói phát
xuất từ “Nhất thiết chủng trí”. Như Lai biết chỗ quy thú của tất cả pháp; rõ biết tâm hành của chúng sinh và thường đem trí tuệ mà chỉ bày cho.
KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 4)

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 4)

PHẨM 4
TÍN GIẢI
Ông Tu-bồ-đề, Ca Chiên Diên, Đại Ca Diếp, Mục Kiền Liên thấy Phật thọ ký cho Xá lợi Phất sẽ được thành Phật vui mừng hớn hở và phát khởi lòng tin kiên cố, rằng rồi đây mình sẽ được thành Phật. Ở trước Phật, các ông cùng nói lên lời tự trách rằng chúng con từ lâu đã tự cho rằng mình đã được Niết bàn và tự thấy đã thỏa mãn với pháp thiền: Không, Vô Tướng, Vô Tác của Tiểu thừa, không có ý chí tiến lên cầu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 3)

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 3)

PHẨM 3
THÍ DỤ
Lúc bấy giờ Ông Xá lợi Phất hớn hở vui mừng, đứng dậy cung kính chấp tay chiêm ngưỡng dung nhan Phật và bạch rằng: “Hôm nay con được nghe những điều Phật dạy, lòng con hân hoan chưa từng có. Bao nhiêu nghi ngờ của con đã hết. Trước kia con thường nghĩ ngợi và tự hỏi: Phật cũng ở trong Pháp tánh như mình, cớ sao Phật được là Phật, còn mình thì lại không ? Cớ sao Như Lai lại đem pháp “Tiểu thừa” mà dạy cho ?

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 2)

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 2)

PHẨM 2
PHƯƠNG TIỆN
Bấy giờ đức Thế Tôn xuất định bảo Xá Lợi Phất: Trí tuệ của chư Phật sâu xa vô lượng, hàng Thanh văn, Duyên giác, Bích Chi Phật không thể biết được. Bởi vì trí tuệ đó là kết quả của quá trình gần gũi vô số chư Phật, tu hành vô lượng đạo pháp viên mãn, dũng mãnh tinh tấn. Trí tuệ và sự hiểu biết sâu xa chưa từng có của Phật, giáo hóa theo thời, tùy cơ nói pháp ý thú khó lường.

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ(PHẨM 1)

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ(PHẨM 1)

DUYÊN KHỞI TỰ
Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là một bộ kinh được lưu truyền sâu rộng ở các nước Phật giáo theo hệ tư tưởng Đại thừa. Ở Trung Quốc, vào đời Diêu Tân khoảng cuối thế kỷ thứ ba, Ngài Cưu Ma La Thập, một nhà sư người Ấn dịch từ Phạn văn ra Hán văn với nhan đề Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. sư Quách Hoàng, sư Trúc Pháp Hộ dịch nhan đề là Chánh Pháp Hoa Kinh. Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam những nước cùng một khuynh hướng ái mộ tư tưởng Đại thừa đề tôn trọng bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập.