Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 12)

NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 12)

CHƯƠNG MƯỜI HAI
BIỂN CẢ DUNG CHỨA NƯỚC HẾT THẢY SÔNG NGÒI KHE LẠCH
VIÊN GIÁC ĐẠI THỪA GIÁO LỢI ÍCH KHẮP CĂN CƠ
Bấy giờ Hiền Thiện Thủ Bồ tát trước đại chúng đảnh lễ Phật chấp tay thưa:
Bạch Thế Tôn ! Đại chúng trong hội nầy được nghe Thế Tôn dạy cho giáo lý bất tư nghì như thế, khiến cho hoa lòng bừng nở, tuệ nhãn được sáng trong. Chúng con muốn biết Đại thừa kinh giáo nầy, tên gọi là chi? Chúng con phải phụng trì như thế nào? Chúng sanh nương kinh nầy tu tập, công đức sẽ ra sao và những người truyền bá kinh nầy được lợi ích như thế nào? Cúi mong Như Lai Thế Tôn vì chúng con dạy bảo.
Phật dạy: Hiền Thiện Thủ! Ông vì chúng sanh hậu thế mà thưa hỏi Như Lai. Những điều ông hỏi rất có ý nghĩa cần cho sự hiểu biết, mở được mối nghi ngờ cho nhiều người mạt thế. Vậy ông hãy lóng ý mà nghe Như Lai sẽ vì các ông mà nói.
Nầy, Hiền Thiện Thủ! Kinh nầy trăm ngàn muôn ức hằng sa chư Phật nói ra và ba đời các Như Lai đều bảo hộ, mười phương Bồ tát làm chỗ quy y, là con mắt trong sáng của mười hai bộ kinh trong toàn bộ giáo lý Phật.
Kinh nầy có thể gọi nhiều tên.
• Đại Phương Quảng Viên Giác Đà La Ni.
• Tu Đà La Liễu Nghĩa.
• Bí Mật Vương Tam Muội.
• Như Lai Quyết Định Cảnh Giới.
• Như Lai Tàng Tự Tánh Sai Biệt.
Bồ tát và Chúng sanh đời sau nương theo danh tự đó mà phụng trì. Nầy, Hiền Thiện Thủ ! Kinh nầy dạy rõ về cảnh giới của chư Phật, cho
nên chỉ có Phật mới tuyên thuyết trọn nghĩa. Các Bồ tát và chúng sanh đời
sau y theo kinh nầy tu hành lần lần tiến đến địa vị Phật.
Kinh nầy thuộc về “Đốn Giáo Đại Thừa”. Những chúng sanh căn cơ Viên Đốn, từ kinh nầy mà mở mang tuệ nhãn, tỏ ngộ chân lý Đại thừa, nắm vững và thành thạo tất cả pháp môn tu tập khác. Ví như biển cả dung chứa nước hết thảy sông ngòi khe lạch. Sức uống của thần A Tu La còn chưa thấy kém vơi, sá gì sự nhắm nhí của những muỗi mòng bé nhỏ.
Nầy, Hiền Thiện Thủ ! Giả sử có người đem thất bảo nhập đầy cõi tam thiên đại thiên làm việc bố thí, phước đức không bằng người nghe một câu một đoạn nghĩa lý của kinh nầy. Giả sử có người giáo hóa chúng sanh chứng được. A La Hớn quả nhiều như số cát sông Hằng, không bằng
người tuyên nói giảng giải kinh nầy chừng nửa bài kệ.
Hiền Thiện Thủ! Nếu có người nghe tên kinh nầy mà lòng tin không tin không nghi hoặc, phải biết người đó không phải trồng căn lành ở một, hai, ba, bốn, năm đức Phật mà đã trồng căn lành và đã từng nghe kinh nầy trong hằng hà sa số Phật rồi.
Bồ tát các ông nên bảo hộ những người tu hành ở đời sau, đừng để cho những ác ma và ngoại đạo não hại thân tâm làm cho nãn lòng thối chí.
Bấy giờ chúng hội có Hỏa Thủ Kim Cang, Tồi Phá Kim Cang, Ni Lam Bà Kim Cang… cả tám vạn thần Kim Cang và quyến thuộc, đảnh lễ Phật, đi nhiễu ba vòng và bạch Phật rằng:
Bạch Thế Tôn ! Tất cả chúng sanh đời sau, người nào thọ trì kinh điển Quyết Định Đại Thừa nầy, chúng con sẽ giữ gìn bảo hộ cho họ như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Chúng con cũng bảo hộ chỗ ở của người tu hành túc trực ngày đêm, khiến cho bổn mạng bình an, sung mãn trong cuộc sống để họ vững bước tiến tu.
Lại có Đại Phạm Thiên Vương, Tu Di Sơn Vương, Hộ Quốc Thiên Vương… và Đại Lực Quỷ Vương cùng với mười vạn quỷ vương quyến thuộc đồng chấp tay đi quanh Phật ba vòng đồng thanh tác bạch:
Bạch Thế Tôn ! Chúng con nguyện bảo hộ người thọ trì tu tập kinh nầy, ngày đêm liên tục, khiến cho chỗ ở được an ổ, trong phạm vi bao quát một do tuần, nếu có quỷ thần nào xâm phạm, chúng con sẽ khiến cho thân thể chúng biến thành tro bụi.
Phật nói xong thời pháp, tất cả thiên long, quỷ thần, bát bộ quyến thuộc và các Thiên Vương, Phạm Thiên Vương… cùng toàn thể đại chúng rất vui mừng tin nhận y giáo phụng hành.
TRỰC CHỈ
Phật dạy cho Bồ tát Hiền Thiện Thủ: “Kinh nầy trăm ngàn muôn ức hằng hà sa Phật nói ra, ba đời các Như Lai đều thủ hộ, mười phương Bồ tát làm chỗ quy y là con mắt trong sáng của 12 bộ kinh trong toàn bộ giáo lý Phật”.
Thật vậy, lửa thì nóng, băng thì lạnh. Dù cho hằng hà sa chư Phật ở quá khứ, hiện tại hay vị lai, cũng đều nói lửa nóng, băng lạnh, vì đó là chân lýcủa vũ trụ vạn hữu, của cuộc đời, không ai có thể nói khác hơn được. Và khi cần sưởi ấm, nấu chín thức ăn thi ai cũng phải dùng đến lửa, khi cần mát lạnh cần nước thì ai cũng phải tìm băng. Kinh Như Lai Viên Giác liễu nghĩa Đại thừa đức Phật Thích Ca nói cũng tức là chư Phật ba đời nói. Vì nội dung giáo lý kinh Phật nói ra toàn chân lý liễu nghĩa và mười phương Bồ tát cũng chỉ quy y với kinh Đại thừa liễu nghĩa mà thôi.
Mười hai bộ kinh: Trường hàng, Trùng tụng, Cô khởi, Thí dụ, Nhơn duyên, Tự thuyết, Bổn sanh, Bổn sự, Vị tằng hữu, Phương quảng, Nghị luận và Ký biệt. Trong mười hai bộ loại đó, có hệ tư tưởng liễu nghĩa, có hệ tư tưởng nhơn, thiên, tiểu giáo, quyền thừa bất liễu nghĩa. Kinh Như
Lai Viên Giác là con mắt trong sáng Đại thừa liễu nghĩa trong mười hai bộ
kinh.
Kinh nầy có thể gọi bằng năm thứ tên, cũng như các kinh khác đều có thể gọi hoặc nhiều hoặc ít tên như vậy. Điều đó tuỳ thuộc ở trọng tâm triển khai, ở góc độ nhìn và nhận thức giáo lý.
Trọng tâm của kinh nầy, nhằm khai thị về pháp “đốn tu đốn chứng” cho nên kinh nầy thuộc “đốn giáo đại thừa”. Tuy vậy, biển cả thì dung chứa tất cả nước sông ngòi, khe lạch. Các cơ giáo khác cũng có thể tu học và vẫn có được lợi ích. Người nghe kinh nầy mà tin hiểu, trong lòng không nghi hoặc là người trồng sâu căn lành, trong nhiều đời đã gặp gỡ Phật pháp rồi. Vì vậy, người nghe kinh nầy phải là người rất nhiều phước đức là người gieo trồng sâu hạt giống Đại thừa.
Tu học kinh nầy thiên long, bát bộ, quỷ thần đều ủng hộ khiến cho mọi tai ương bất trắc không thể xảy đến nhiễu hại. Bởi vì người nầy đã đóng bít cánh cửa “hại nhơn” rồi.
“Tước trác tứ cố thực. Yến tẩm vô nghi tâm. Lượng đại phước diệc đại. Cơ thâm hoạ diệc thâm.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 11)

NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 11)

CHƯƠNG MƯỜI MỘT
XA MA THA TAM MA BÁT ĐỀ VÀ THIỀN NA TRONG BƯỚC ĐƯỜNG TU TẬP
Bấy giờ, Viên Giác Bồ tát trước đại chúng đảnh lễ Phật và chấp tay thưa:
Bạch Thế Tôn ! Đại chúng trong hải hội đã được Phật chỉ dạy rõ con đường trở về nhà Viên Giác. Những người sơ cơ hậu thế, đã tỏ ngộ Như Lai Viên Giác Diệu Tâm rồi, đối với ba pháp Xa Ma Tha, Tam Ma Bát Đề
và Thiền Na phải tu pháp nào trước? Cúi mong Như Lai vì chúng sanh hậu thế dạy rõ khiến cho họ được gội nhuần mưa pháp !
1. Phật dạy: Nầy Viên Giác ! Phật còn trụ thế hay đã nhập Niết bàn, những chúng sanh có chủng tánh Đại thừa, tin NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM là kho tàng bí mật của chư Phật thì có thể ở chốn tòng lâm trụ nơi am tự hoặc ở tại gia y theo ba pháp, trước sau thay đổi thành 25 cách như Thế Tôn đã dạy thì kết quả không có gì sai khác. Nếu có duyên cớ thì có thể kiến lập chỗ tu riêng, định kỳ hạn 120 ngày, 100 ngày hoặc 80 ngày tùy ý. Tư duy chơn chánh, quán niệm chơn chánh là nền tảng trong vô lượng pháp môn tu dù Phật tại thế hay đã Niết bàn, người quán niệm tư duy
đúng pháp thì sẽ có kết quả khinh an giải thoát. Khởi ý tiến tu, phải y cứ Đại thừa, hành tịch diệt hạnh, lấy Đại Viên Giác làm đối
tượng sở quy và quán chiếu thật tướng trên lộ trình cầu tiến. Thân tâm hướng vào bình đẳng tánh trí, phải xác định tự tánh Niết bàn không lúc nào tách rời cuộc sống thực tại.
Người phát khởi ý hướng Đại thừa tu tập Viên Giác, an trụ chỗ nào thì chỗ đó được xem như cảnh già lam.
2. Nầy Viên Giác ! Nếu tùy theo tâm tánh của đa số thì có thể tu pháp Xa Ma Tha trước, Xa Ma Tha có công dụng chặn đứng vọng tưởng đem lại cho hành giả một trạng thái “tịch tĩnh” khinh an. Từ trạng thái tịch tĩnh khinh an có thể phát sanh tuệ giác để nhận thức chân lý trên đường tu tập tiếp theo.
Nếu người tâm nhiều vọng động cần tu Tam Ma Bát Đề trước, vì có đối tượng sở quán, họ mới dễ được tĩnh tâm.
Hai pháp môn “Chỉ” “Quán” trên nếu chưa thích hợp, thì hành giả có thể tu tập “Thiền”. Thiền là pháp tu tư duy, tùy thuộc căn tánh sở thích. Nếu pháp đối tượng tư duy không thích hợp thì lâu có kết quả hoặc không đem lại kết quả thậm chí phản tác động, có hại, người tu cần thận trọng lưu tâm
! Tư duy “đếm hơi thở” là pháp phổ thông cho mọi người ham mộ pháp môn Thiền trên bước đường sơ cơ tu tập.
Chọn một trong ba pháp, pháp nào cũng có thể đem lại sự khinh an giải thoát, vấn đề trước sau không có gì trở ngại. Riêng hạng người ba pháp tu cùng một lúc thành tựu viên mãn, thì đó là hình ảnh của Như Lai xuất hiện trên cõi đời.
Bấy giờ, đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ:
Viên Giác ông nên biết. Tất cả các chúng sanh. Muốn cầu vô thượng đạo. Có thể lập định kỳ.
Tu tập chánh tư duy. Xa Ma Tha “Chỉ tức”. Tam Ma Đề “Quán niệm”. Thiền Na “Sổ tức môn”.
“Tam tịnh quán” đồng thời. Chuyên cần tu viên mãn. Là Phật hiện ra đời.
Người độn căn tiểu trí. Sám hối nghiệp lậu xưa. Các chướng diệt hết rồi. Cảnh Phật bèn hiển hiện.
TRỰC CHỈ
1. Pháp CHỈ, QUÁN và THIỀN NA có thể thay đổi trước sau thành 25 cách như lời Phật dạy ở chương tám trước kia. Tùy người, tuỳ hoàn cảnh có thể thay đổi, nhưng nếu sự tu hành thanh tịnh như nhau thì kết quả ngang nhau không hơn kém. Vấn đề quyết định trước hết phải là người chủng tánh Đại thừa, tin sâu và xác định NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM là tâm tánh vốn có của mình.
Về chỗ ở để tu không quan trọng, mà quan trọng ở chủng tánh, ở trí tuệ sáng suốt quyết định lòng tin hiểu đối với chân lý với NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM. Ở chùa tu cũng được, ở tại gia tu cũng được, lập riêng một chỗ nào đó ở tu cũng được. Sức tinh tấn và thanh tịnh ngang nhau thì quả giải thoát giác ngộ bằng nhau. Ấn định kỳ hạn 80 ngày cũng
được 120 ngày cũng được, điều đó do hoàn cảnh vả khả năng phát nguyện của mỗi người. Vấn đề then chốt vẫn là: Phát ý Đại thừa. Lấy Như Lai Viên Giác làm đối tượng quay về.
2. Theo tâm lý thông thường thì nhiều người thích hợp với pháp tu “Chỉ” trước, rồi kế đó tu “Quán”. Tuy vậy, cũng có người nhờ vận dụng “Quán” trước thì “Chỉ” mới tĩnh được. Như trên đã nói, việc đó tùy người. Chỉ, quán mà chưa điều phục được vọng tâm thì tu Thiền Na áp dụng phương pháp phổ thông cơ bản là “sổ tức quán”, theo dõi hơi thở và đếm hơi thở ra vào. Pháp môn nầy là một phương tiện cột tâm rất hữu hiệu.
Những bậc cao tăng uyên thâm đạo vị, các Ngài thường sử dụng cả ba pháp trong cuộc sống hằng ngày mà không có khởi ý dụng công. Nếu người an trú trong CHỈ, QUÁN và THIỀN NA không xen tạp tưởng, Phật nói đó là hình ảnh Như Lai xuất hiện ở cõi đời.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 10)

NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 10)

CHƯƠNG MƯỜI
TÁC NHẬM CHỈ DIỆT LÀ BỐN CĂN BỆNH TRỞ NGẠI TIẾN TRÌNH VỀ NHÀ NHƯ LAI VIÊN GIÁC
1. Bấy giờ, Phổ Giác Bồ tát trước đại chúng đảnh lễ Phật, quỳ gối chấp tay thưa:
Bạch Thế Tôn ! Chúng sanh đời sau cách Phật ngày xa, hiền thành ẩn dật, tà giáo xuất đầu, vậy phải cầu học với hạng người nào? Nương pháp chi? Hành những hạnh gì? Trừ bỏ những gì là bệnh? Và phát tâm như thế nào, khiến cho những người chưa có mắt tuệ khỏi rơi vào tà kiến?
Thưa hỏi xong, Bồ tát Phổ Giác ngũ thể lễ sát đất rồi trở về bản vị. Phật dạy: Phổ Giác ! Ông khéo hỏi Như Lai những điều tế nhị có
thể khiến cho chúng sanh có được đạo nhãn vô úy ở đời sau.
2. Nầy, Phổ Giác ! Chúng sanh đời sau muốn phát ý Đại thừa tâm cầu thiện tri thức và muốn tu hành thì phải tìm người chánh tri kiến, tâm không trụ chấp các tướng, không vướng mắc trong tư tưởng của hàng Thanh Văn, Duyên Giác, bề ngoài thì biểu hiện trần lao nhưng tâm hằng thanh tịnh, giả hiện các lỗi lầm mà luôn ngợi khen phạm hạnh, không xúi giục người sống trái luật nghi. Cầu học với những người đó thì không lâu sẽ thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. Chúng sanh đời sau gặp được những người như thế, phải nên cúng dường cho đến không tiếc thân mạng.
Nầy, Phổ Giác! Người thiện tri thức ấy, đối với pháp sở chứng đã tự viễn ly bốn bệnh rồi !
Bốn bệnh là những gì ?
3. Một, bệnh TÁC. Giả như có người nói: vì cầu Viên Giác, tôi phải
LÀM, phải phấn đấu phát tâm chuyên tu khổ hạnh, phải ít ngủ bới ăn… nhưng chánh nhơn để vào nhà Viên Giác không phải do
“làm” mà được. Vì vậy, gọi TÁC là một chứng bệnh.
Hai, bệnh NHẬM. Giả như có người nói: Tôi không cần đoạn trừ sanh tử, cũng chẳng mong chứng được Niết bàn. Niết bàn và sanh tử không cần phải mong muốn hay đoạn trừ. Cứ MẶC KỆ BUÔNG TRÔI theo dòng pháp tánh… nhưng tánh Viên Giác không phải là tánh “mặc kệ buông trôi”. Vì vậy, gọi NHẬM là một chứng bệnh.
Ba, bệnh CHỈ. Giả sử có người nói: Trên đường tu hành, tôi chỉ cần NGƯNG BẶC niệm lự để hợp với tánh tịch nhiên của Viên Giác. Ý tưởng đó không đúng, vì tánh Viên Giác không phải là tánh “ngưng bặc”. Vì vậy, gọi CHỈ là một chứng bệnh.
Bốn, bệnh DIỆT. Giả sử có người nói: Tôi nay đoạn trừ tất cả phiền não, thân tâm, căn trần. Vì tất cả là cảnh giới hư vọng cần phải đoạn DIỆT, nhưng Viên Giác không phải là tứơng “đoạn diệt”. Vì vậy cho nên gọi DIỆT là một chứng bệnh.
Trên đường tu cần phải xa rời bốn chứng bệnh như vậy. Xa rời bốn bệnh tức là xa rời những cái nhân “phi nhân” không phù hợp chân lý.
4. Nầy, Phổ Giác ! Chúng sanh đời sau muốn tu hành phải hết lòng cúng dường phụng sự gần gũi người thiện tri thức của mình. Ơ gần thì một lòng kính trọng, ở xa phải luôn nhớ những ý tốt lời lành. Nếu người có biểu lộ những cảnh bằng lòng hoặc trái ý hãy quán niệm như chẳng có gì, thân tâm của mình, của mọi người đều đồng thể bình đẳng. Nên nhớ, chúng sanh không được thành đạo do có những quan niệm thương, ghét, ta, người, hơn, thua, tốt, xấu…
Nếu có người xem oan gia như cha mẹ không có ý tưởng hai; ân oán bình đẳng không khởi tâm thương ghét, Như Lai nói người như thế, không bao lâu sẽ vào đến nhà Viên Giác.
Nầy, Phổ Giác ! Chúng sanh đời sau muốn cầu Viên Giác phải phát lời thệ
nguyện:
“Tất cả chúng sanh, cùng tận thế giới hư không, tôi đều phụng sự khiến cho họ được vào nhà Như Lai Viên Giác và chừa bỏ tất cả ý niệm triền phược bỉ thử ngã nhơn…
Người phát tâm tu hành như vậy sẽ không rơi vào tà kiến. Bấy giờ, đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ:
Phổ giác ông nên biết. Hậu thế các chúng sanh. Muốn cầu thiện tri thức. Nên cầu người chánh kiến. Tâm không ở Nhị thừa. Pháp hành ly bốn bệnh.
Là TÁC, NHẬM, CHỈ Ơ gần thì tôn kính. Cách biệt nhớ lời răn. Khi thấy hiện tướng gì. Nên sanh lòng hi hữu. Kính như Phật tại thế.
Không phạm các oai nghi. Giới căn đều thanh tịnh. Độ tất cả chúng sanh. Trọn vào nhà Viên Giác. Bỉ thử ngã nhơn tướng. Dùng tuệ giác chiếu soi. Đường tu y chánh pháp. Tà kiến khỏi rơi vào. Ngày về nhà Viên Giác Niết bàn bến gần kề.
TRỰC CHỈ
1. NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH, THỌ MỆNH là bốn chứng bệnh chướng ngại Bồ đề. TÁC, NHẬM, CHỈ, DIỆT lại là bốn chứng bệnh cắt đức con đường Niết bàn. Ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mệnh, phát sanh từ nơi “chấp”. Tác, nhậm, chỉ, diệt lại cũng phát sanh từ nơi “chấp”. Ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mệnh phát sanh từ nơi “chấp ngã tướng”. Tác, nhậm, chỉ, diệt phát sanh từ nơi “chấp pháp tu”. Dù chấp “ngã tướng” hay chấp “pháp tu” căn nguyên vẫn là chấp. Trên đường tu Phật, chấp là điều cấm kỵ đứng đầu trong những gì cấm kỵ.
2. Trên đừơng tu Thiện tri thức rất là quan trọng. Thiện tri thức có ba hạng. Giáo thọ Thiện tri thức tức là bậc thầy dẫn dắt, giảng dạy chánh pháp cho ta. Đồng hạnh Thiện tri thức là những người cùng một lý tưởng cùng pháp chí tu hành cùng mong cầu giải thoát giác ngộ. Ngoại hộ Thiện tri thức là những người bảo hộ cho ta được yên ổn được có đủ điều kiện tốt để ta hành đạo. Ba hạng người đó là Thiện tri thức của ta. Tuy nhiên, những ngừơi đó phải là người “chánh tri kiến”, người không vướng mắc các Tướng, người không có tư tưởng cục bộ Tiểu thừa. Người Thiện tri thức của ta phải là người Đại thừa phóng khoáng. Bề ngoài như tuỳ thuận trần lao mà tâm thường viễn ly và thanh tịnh. Giả hiện các lỗi lầm mà luôn
luôn ngợi khen phạm hạnh. Không hưởng ứng và tùy hỷ với những người có hành động trái phạm luật nghi. Người Thiện tri thức như thế đối với pháp sở chứng đã viễn ly bốn bện. Phải nên tôn trọng cúng dường người Thiện tri thức như vậy cho đến không tiếc thân mạng.
3. Một, bệnh TÁC, chữ TÁC có nghĩa là làm. Làm có vẻ tích cực nhưng việc làm không đúng chánh nhân giải thoát.
Thực ra tu hành cốt yếu là đoạn phiền não, diệt vô minh, vun bồi trí tuệ để nhận thức chân lý, để sống hợp chân lý, để có giác ngộ giải thoát và để tự mình thọ dụng sự giải thoát giác ngộ đó trong cuộc sống hiện tại cũng như mãi mãi ở tương lai. Mục đích của chư Phật ba đời đều như vậy cả. Ơ người bệnh “tác” thì trái lại, họ dụng ý bày vẻ: Nay lập đạo tràng nầy, mai ấn định nghi thức nọ. Trì luyện canh khuya, khẩn cầu suốt tốt. Ep xac hành thân… Làm như thế chỉ khổ công mà vô ích. Người tu hành như thế gọi là người mắc phải chứng bệnh TÁC.
Hai, bệnh NHẬM. “Nhậm” có nghĩa là buông trôi không làm gì hết. Sống với dáng vẻ đờ đẫn, thẫn thờ, mặc cho thế cuộc…
Người tu hành là tinh tấn cần cù với tất cả thiện nghiệp lợi ích cho đời cho tất cả chúng sanh. Nhưng khác hơn người thường là làm mà không thấy mình làm. Làm với tâm thành “ưng vô sở trụ” chớ không phải làm như kẻ ăn sổi ở thì hững hờ với thế cuộc.
Không làm gì hết, thờ thẫn buông trôi, không phải là thiện. Không làm gì hết mà hy vọng chứng đắc Bồ đề Niết bàn, thể nhập Như Lai Viên Giác Diệu Tâm, rõ là hạng người tham lam mà không đếm xỉa gì lý trí, vì vậy gọi NHẬM là một chứng bệnh.
Ba, bệnh CHỈ. “CHỈ” có nghĩa là chặn đứng là ngưng bặc, diệt hết ý niệm tư duy.
Người tu hành phải là ngừơi giàu tư duy và rất cần trí tuệ để tư duy nhận thức chân lý. “Chánh tư duy” là một trong tám con đường chánh. Tư duy không phải là vọng tưởng. Người nhiều vọng tưởng không phải là người giàu tư duy. Ngưng bặc chánh tư duy, con người trở thành vật vô tri vô giác như hình nộm, như tượng đất ích lợi cho ai ! Lợi cho đời còn không có, còn mong gì thành tựu đạo quả, vì vậy CHỈ là một thứ bệnh chướng ngại Bồ đề Niết bàn.
Bốn, bệnh DIỆT. “DIỆT” có nghĩa là triệt tiêu, hủy diệt hết.
Đức Thế Tôn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề chính là lúc “tam minh”
ở trong Ngài hiển hiện. Trí tuệ của đức Thế Tôn lúc bấy giờ bừng tỏ rạng, mà người đời gọi là rực ánh hào quang. Từ Bồ đề thọ hạ cho đến Ta La song tho nhập Niết bàn, đức Phật không có lúc nào không sử dụng tuệ giác để làm lợi ích cho chúng sanh, bằng sự nghiệp giáo hóa suốt 49 năm của đời Ngài. Nhìn tấm gương sáng, rực ánh hào quang của đức Phật, thì ra đức Phật chẳng có lúc nào “diệt” tư duy và trí tuệ. Căn, trần không có lỗi, dụng công “diệt” nó để làm gì. Vả lại có muốn diệt cũng không sao diệt được. Vô minh huyễn vọng, không vọng chẳng tìm có vô minh. Diệt thân tâm lại trở thành kẻ điên cuồng tự sát ! Vì vậy, kẻ tu hành dụng ý “diệt” vô tình laị mang thêm chứng bệnh, khiến cho đường thẳng Niết bàn bị cắt đứt không thể tiến lên.
4. Diệt trừ bốn tướng, xa lánh bốn bệnh, oán thân bình đẳng, rửa sạch thị phi Phật nói người như thế không lâu sẽ đến nhà Như Lai Viên Giác.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 9)

NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 9)

CHƯƠNG CHÍN
CHỨNG NGỘ LIỄU GIÁC LÀ PHÁP CHƯỚNG NGẠI BỒ ĐỀ
Bấy giờ, Bồ tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng trước đại chúng đứng dậy đảnh lễ Phật và chấp tay thưa:
Bạch đấng Đại bi Thế Tôn ! Như Lai Thế Tôn vì chúng con chỉ dạy rõ về Nhơn Địa tu hành của chư Phật trong hằng sa kiếp, khiến cho đại chúng trong hải hội này được điều chưa từng có, chúng con hết sức thâm cảm vui mừng.
1. Kính bạch Thế Tôn ! Tâm Viên Giác vốn thanh tịnh, vậy do duyên cớ gì lại có nhiễm ô, khiến cho chúng sanh mê mờ không được ngộ nhập. Cúi mong Thế Tôn khai ngộ cho hậu thế chúng sanh mối
nghi lầm ấy ngõ hầu có được đạo nhãn tương lai?
Phật dạy: Tịnh Chư Nghiệp Chướng! Ông hãy thận trọng lưu tâm, nghe cho kỹ điều hệ trọng này. Như Lai sẽ vì ông mà chỉ dạy !
2. Này Tịnh Chư Nghiệp Chướng ! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ kiếp vì vọng tưởng, khởi chấp nặng sâu về bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ mệnh. Bốn tướng đó, vốn không có cái ngã thể chơn thật. Thế mà chúng sanh điên đảo vọng chấp không rời. Từ vọng chấp sanh ra ý niệm ghét thương. Từ ghét thương chồng thêm vọng chấp khác. Vọng lại sanh vọng cứ thế mà nhân lên đến đỉnh cao
cứu cánh, vọng thành tham, sân, si, mạn, các nghiệp hữu lậu. Từ
đó vọng thấy có luân hồi sanh tử. Người khởi tâm nhàm chán sanh tử lại vọng thấy Niết bàn. Do vậy, chúng sanh không vào được cảnh giới Viên Giác thanh tịnh. Không vào được, không phải cảnh giới Viên Giác ngăn cản không cho mà tại chúng sanh đánh mất tiêu chuẩn, cho nên không đủ điều kiện để vào. Vào hay không do người, Viên Giác thanh tịnh không có tướng vào ra. Nên biết, chúng sanh khởi niệm hay ngưng niệm đều thuộc phạm trù mê muội ! Bởi vì tất cả chúng sanh không có tuệ nhãn để cho vô minh sanh khởi từ vô thỉ làm chủ tề đời mình, cho nên thân tâm trở thành công cụ biểu hiện của vô minh, khó mà trừ diệt, ví như con người, không ai nở tự giết chết mệnh sống của mình. Vì vậy, nên biết! Có yêu bản ngã thì người ta nuông chìu theo bản ngã. Nếu ai không thuận chìu bèn sanh lòng oán ghét. Lòng yêu ghét lại nuôi lớn vô minh thêm, cho nên tu hành cầu đạo thì nhiều mà ít người thành Phật.
• Ngã tướng là thế nào? Ngã tướng là cái tướng mà chúng sanh cho rằng do công tu hành của mình mà mình được CHỨNG. Ví như người thân thể khỏe mạnh, chợt quên lửng mình, chẳng màng để ý mình là ai. Một hôm trái gió trở trời, lương y đến châm cứu, người bệnh có cảm nhận “ta” đau. Cho rằng mình được CHỨNG là lúc hành giả tỏ lộ “bản ngã” chấp mắc của mình.
Này, Tịnh Chư Nghiệp Chướng ! Khởi tâm cho rằng được CHỨNG là một “ngã tướng”. Dù cho “chứng đắc” Vô thượng Bồ đề, Vô thượng Niết bàn cũng đều là một hình thức “ngã tướng” mà thôi.
• Nhơn tướng là thế nào? Nhơn tướng là cái tâm NGỘ, cái tâm nhận thức rằng “ngã tướng” là cái không có thật, không nên chấp mắc “ngã tướng”. Tâm tỏ ngộ đó chính là “nhơn tướng”. Tâm tỏ ngộ đó, dù ngộ Niết bàn viên mãn cũng là bản chất từ ngã tướng, cho nên gọi đó là “nhơn tướng”.
• Chúng sanh tướng là thế nào? Chúng sanh tướng là cái vượt sâu hơn tướng “chứng” và “ngộ” trên. Nhận thức và phán đoán hai tướng “chứng” và “ngộ” đều phát xuất từ bản chất “ngã tướng” chưa đúng chân lý “ưng vô sở trụ”. Chúng sanh tướng ở đây, tức là tướng LIỄU, vì tánh chất LIỄU TRI sâu sắc của nó, đối với quá trình CHỨNG, NGỘ.
• Thọ mạng tướng là thế nào? Thọ mạng tướng là cái tâm thanh tịnh sáng soi tĩnh GIÁC. Tâm tĩnh GIÁC nầy sâu thẳm, có khả năng nhận thức cả tánh chất “LIỄU TRI” vi tế thuộc phạm trù “chúng sanh tướng” ở trên. Khả năng nhận thức thẳm sâu đó gọi là GIÁC. Vì vậy, thọ mạng tướng tức là tướng GIÁC vi tế thẳm sâu, ví như mạng căn trong một con người.
Tâm “tĩnh giác” sáng soi dù vi tế cũng vẫn chưa rời trần cấu. Bởi lẻ còn “giác” thì còn có “năng giác” “sở giác” hiển nhiên. Phải học cách tư duy chân lý, như người nhìn cảnh tượng băng tan trong vạc nước sôi. Băng tan hết rồi, không còn gì lưu lại. Nếu còn sót lại ý niệm biết băng tan, ý niệm đó còn lệch lạc chưa viên dung vào thực tướng. Tánh GIÁC để nhận biết CHỨNG, NGỘ, LIỄU là chưa phải chân lý, nhưng tánh Giác đó vẫn
chưa hòa tan cùng chân lý. Vì vậy GIÁC là thọ mạng tướng trong tứ
tướng. Nó vẫn là pháp chướng ngại khiến cho con người cần khổ tu hành nhiều kiếp mà không được thành Thánh quả. Vì nhận “ngã” là Niết bàn, vì cho rằng có CHỨNG có NGỘ, ví như người nhận giặc làm con, của cải trong nhà sẽ bị mất hết. Bởi vì có ái “ngã” thì cũng ái “Niết bàn”, bởi vì Niết bàn do trừ diệt gốc “ái” mà hiển hiện. Ghét “ngã” thì cũng ghét sanh tử. Ghét sanh tử cũng không gọi là giải thoát. Chúng sanh không biết nguồn gốc sanh tử chính là “ái”. Vì vậy, trong quá trình tu tập được thanh tịnh chút ít cho là “chứng đắc”. Điều đó nói lên cái chất “ngã tướng” chưa được dứt trừ. Vì thế, cho nên nếu có ai khen thì vui mừng phấn khởi, nếu bị bài báng thì giận dữ hận thù. Dựa trên tâm lý và hành động ấy mà biết rằng “ngã tướng” của người nầy còn tiềm phục trong tàng thức, du hí qua các căn không lúc nào gián đoạn.
1. Nầy, Tịnh Chư Nghiệp Chướng ! Người hành đạo mà không dứt trừ “ngã tướng”… thì không thể vào được biển Viên Giác tịch diệt Như Lai. Nếu người tỏ ngộ “ngã” vốn không thì sẽ không còn thấy người huỷ báng mạ nhục mình. Bằng ngược lại, thấy rằng ta là bậc tôn sư, là người thuyết pháp tế độ chúng sanh thì biết người đó chưa đoạn trừ “ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng”.
Tịnh Chư Nghiệp Chướng ! Những người tu hành hậu thế thuyết bệnh mà cho là thuyết pháp. Cho nên Phật gọi là những kẻ đáng thương. Dù siêng năng tu hành khó nhọc, nhưng chỉ làm tăng thêm bệnh không thể vào được biển Giác thanh tịnh Như Lai.
Người tu hành không hiểu rõ tứ tướng, lấy kiến giải và pháp tu hành của Như Lai làm của mình, cho nên tu mãi mà chẳng được gì ! Hoặc có hạng người chưa được nói được, chưa chứng nói chứng, thấy ai tu hành thắng tấn sanh tâm ganh ghét tị hiềm. Hạng người nầy cùng trong số chưa đoạn trừ “ngã ái” không thể vào nhà Viên Giác thanh tịnh
Nầy, Tịnh Chư Nghiệp Chướng ! Chúng sanh đời sau mong cầu chứng đắc mà không mong cầu tỏ ngộ chân lý, tu hành như thế chỉ tăng trưởng ngã mạn chồng chất cao thêm “ngã kiến”. Riêng hạng người siêng năng hàng phục phiền não, khởi tâm đại dũng mãnh, chưa chứng khiến chứng, chưa đắc khiến đắc, chưa đoạn khiến đoạn, tham, sân, si, mạn… đối cảnh tâm không sanh ta, người, ân, oán tất cả đều vắng lặng, Phật nói người đó lần lần sẽ được thành tựu Bồ đề Niết bàn vô thượng.
Nầy, Tịnh Chư Nghiệp Chướng ! Thiện tri thức là một trợ duyên trong đường tu tập. Tìm thiện tri thức phải tránh xa người tà kiến. Trong việc tìm cầu mà có xen tâm yêu ghét thì không thể vào được biển Viên Giác thanh tịnh.
Bấy giờ, Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ:
Tịnh Nghiệp ! ông nên biết.
Tất cả các chúng sanh. Đều do chấp ngã ái. Vô thỉ vọng luân hồi. Vì chưa trừ tứ tướng.
Không được thành Bồ đề. Tâm thương ghét còn sanh. Niệm lọc lừa chưa dứt.
Thì còn nhiều mê muội. Khó vào đến Giác thành. Muốn quay về bản giác. Trước bỏ tham sân si. Tâm ái pháp không còn. Lần lần bèn thành tựu. Thân ta còn không có.
Thương ghét chỗ nào sanh
Thiện hữu với người nầy.
Sẽ không rơi tà kiến. Tâm nếu còn thương ghét. Quả giải thoát xa vời.
TRỰC CHỈ
2. “Tâm Viên Giác vốn thanh tịnh, duyên cớ gì lại có nhiễm ô” ?
Bồ tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng nêu câu hỏi giá trị vô cùng. Một câu hỏi đem lại lợi ích lớn lao cho chúng sanh hậu thế. Là đệ tử Phật, muốn đi con đường giải thoát giác ngộ, theo vết chân Phật phải hết sức quan tâm, để một lần nữa xác định rằng: Tâm Viên Giác của tất cả chúng sanh cũng như tâm Viên Giác của chư Phật xưa nay vốn thanh tịnh. Vấn đề quan tâm ở đây là vấn đề “nhiễm ô” và duyên cớ “nhiễm ô”.
Tư duy câu hỏi, ta thấy Bồ tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng dụng ý vạch ra hai con đường cho người tu hành hậu thế: Hoặc các vị sẽ thắng, hoặc các vị bị thua, sau khi nghe Phật giải đáp. Ngoài ra không còn con đường nào khác. Khắc phục triệt tiêu được “duyên cớ” sẽ thắng. Không khắc phục triệt tiêu được “duyên cớ” sẽ bị thua, thì dù có cần khổ tu hành mà vẫn không thành Phật đạo.
Vấn đề nhiễm ô có thiên hình vạn trạng. Có thứ nhiễm ô hạ thấp con người khiến cho rơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Có thứ nhiễm ô khiến cho con người không còn phẩm chấtt, tư cách, đạo đức giá trị của con người, làm mất hết lẽ sống hạnh phúc của con người. Có thứ nhiễm ô “chướng đạo” làm cho con người dù có ý chí cao thượng muốn vượt ra sanh tử tầm thường, gắng công cần khổ tu hành mà
không thành tựu như mong muốn.
3. Tất cả nhiễm ô, có nhiều, có ít, có nặng, có nhẹ khác nhau, theo lời Phật day thì nó phát xuất từ căn bản ở một chữ “CHẤP”. Tất cả chúng sanh từ vô thỉ kiếp, vì vọng tưởng mà khởi CHẤP nặng sâu về bốn thứ. Đó là NGÃ TƯỚNG, NHƠN TƯỚNG, CHÚNG SANH TƯỚNG và THỌ MỆNH TƯỚNG.
Chấp có hai cách:
Một, chấp cụ thể. Lối chấp nầy biểu hiện qua các thứ nghi lễ, các tập quán lâu đời, xưa bày nay làm, dù nghi lễ tập quán đó phản tiến hóa đối với nhơn loại và phi chân lý.
Hai, chấp trừu tượng. Đây là lối chấp phát khởi từ tâm lý, từ khái niệm: Tin tưởng ở thần thánh vu vơ, tin có đấng thiêng liêng có quyền uy ban phước cho người nầy, giáng họa cho kẻ nọ. Chấp có QUẢ BỒ ĐỀ TA SẼ CHỨNG. Có CẢNH NIẾT BÀN TA SẼ NHẬP…
Tất cả kiến chấp như vậy đều phát sanh từ vọng tưởng sai lầm mà căn nguyên là “NGÃ TƯỚNG”.
Từ cái TÔI, khởi niệm VÌ TÔI, CHO TÔI CỦA TÔI đó là biểu hiện NGÃ TƯỚNG lộ diện xuất đầu. Ý ngiệm về TÔI đã khởi thì ngay nơi đó đã vướng mắc đủ cả bốn tướng: NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH và THỌ MỆNH. Bởi vì bố tướng đó không thể tách rời ra.
Khởi niệm CHỨNG ĐẮC là vướng mắc vào NGÃ TƯỚNG rồi.
NGỘ, LIỄU, GIÁC ba tầng lý trí nhận xét phê phán và phủ định ý niệm CHỨNG ĐẮC ban đầu. Dù vậy, chúng vẫn chưa ly ngã tướng, cho nên chúng trở thành đối tượng của ngã tướng mà thôi.
Lục Tổ Huệ Năng bảo: Khởi niệm THƯƠNG là đã mắc
vào “ngã tướng”… Mống khởi ý niệm THIÊN vẫn mắc vào
“ngã tướng”.
4. Văn nhi tư, tư nhi tu, phải học đạo rồi mới hành đạo.
Không học đạo mà hành đạo, ví như lái phi cơ mà không có la bàn định hướng, có thể bay xa bay nhiều giờ mà không đến đích. Phải “ngộ” đạo rồi mới có ngày thành tựu đạo. Chúng sanh mong cầu “chứng đạo” mà không cầu tỏ “ngộ” chân lý là một sai lầm trầm trọng, cho nên tu thì nhiều mà ít có người thành Phật.
Diệt trừ bốn tướng chấp. Đối cảnh không động tâm. Phật nói người như
thế không lâu sẽ đạt đến Bồ đề Niết bàn Vô thượng.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 8)

NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 8)

CHƯƠNG TÁM
CHỈ QUÁN THIỀN CÓ THỂ XOAY VÒNG THAY ĐỔI THÀNH 25 CÁCH TRONG TIẾN TRÌNH TU TẬP
Bấy giờ, Biện Âm Bồ tát trước đại chúng, đảnh lễ Phật và chấp tay thưa: Bạch Thế Tôn ! Thế Tôn đã dạy cho đại chúng trong hội nầy pháp tu CHỈ,
QUÁN và THIỀN NA là pháp môn rất hi hữu, nhưng với phương tiện đó, các Bồ tát đã vào cửa Viên Giác rồi, phải tu tập thế nào đối với ba pháp
ấy?
Phật dạy: Như Lai Viên Giác thanh tịnh vốn không phải là đối tượng sở tu. Dựa trên trình độ giác ngộ của chúng sanh và huyễn lực tu tập hợp với khả năng của từng người, bấy giờ trên bước đường tu có thể xoay vòng thay
đổi trước sau thành hai mươi lăm cách:
1. Nắm giữ cực tĩnh. Do cực tĩnh đoạn hết phiền não, thành tựu rốt ráo, không rời đương xứ mà nhận lấy Niết bàn. Đây gọi là pháp đơn tu XA MA THA.
2. Chuyên quán như huyễn. Linh động trong việc độ sanh, hành Bồ tát hạnh mà không mất tĩnh tuệ. Đây gọi là pháp đơn tu TAM MA BÁT ĐỀ.
3. Chuyên trừ diệt các huyễn. Thiên nặng đoạn phiền não, chứng
được thật tướng. Đây gọi là pháp đơn tu THIỀN NA.
4. Nắm giữ lấy cực tĩnh và quán chiếu vạn pháp duyên sanh như huyễn. Khởi hạnh tu như thế, gọi là trước tu CHỈ, sau tu QUÁN.
5. Nắm giữ tĩnh tuệ và đoạn trừ phiền não vượt ra sanh tử ưu bi… pháp hành nầy gọi là trước tu CHỈ, sau tu THIỀN.
6. Trước nắm giữ tĩnh tuệ, kế đến linh động độ sanh như huyễn, sau đoạn trừ phiền não thể nhập tịch diệt cảnh giới. Pháp hành như thế gọi là trước tu CHỈ, giữa tu QUÁN và sau tu THIỀN.
7. Trước giữ lấy cực tĩnh, nhờ vậy đoạn trừ hết phiền não, sau khởi Bồ tát hạnh hoá độ chúng sanh như huyễn. Hành theo pháp nầy gọi là trước tu CHỈ, giữa tu THIỀN, sau tu QUÁN.
8. Trước giữ lấy cực tĩnh, nhờ vậy tâm đoạn trừ hết phiền não và sau linh động độ sanh xây dựng thế giới. Hành theo pháp nầy gọi là trước tu CHỈ, sau THIỀN và QUÁN đồng tu.
9. Trước nắm giữ lấy cực tĩnh và linh động độ sanh như huyễn, sau đoạn trừ phiền não. Pháp môn nầy gọi là trước đồng tu CHỈ, QUÁN và sau tu THIỀN.
10. Do nắm giữ cực tĩnh, mà được tịch diệt trọn vẹn, sau khởi dụng độ sanh, kiến lập thế giới. Hành pháp môn nầy gọi là trước đồng tu CHỈ và THIỀN, sau tu QUÁN.
11. Tuỳ thuận, linh động hoá độ chúng sanh, sau thu liễm vào nắm giữ lấy cực tĩnh. Hành pháp như thế gọi là trước tu QUÁN, sau tu CHỈ.
12. Do hóa độ chúng sanh mà được tịch diệt hoàn toàn. Hành theo pháp nầy gọi là trước tu QUÁN, sau tu THIỀN.
13. Linh động làm các Phật sự, mà vẫn an trụ trong tịch tĩnh và đoạn hết phiền não ưu bi. Thành tựu như vậy gọi đó là trước tu QUÁN, giữa tu CHỈ và sau tu THIỀN.
14. Linh động là tất cả việc lợi ích chúng sanh mà vận đoạn trừ hết phiền não và an trụ trong cực tĩnh. Thành tựu theo pháp môn nầy gọi là trước tu QUÁN, giữa tu THIỀN và sau tu CHỈ.
15. Vận dụng phương tiện trong việc độ sanh như huyễn mà vẫn trụ trong cực tĩnh và tịch diệt. Thành tựu kết quả nầy gọi là trước tu QUÁN, sau đồng tu CHỈ và THIỀN.
16. Linh động khởi dụng độ sanh như huyễn và an trụ trong cực tĩnh sau hết đoạn trừ phiền não. Thành tựu pháp môn đó gọi là trước đồng tu QUÁN và CHỈ, sau tu THIỀN.
17. Linh động trong sự nghiệp độ sanh, thường trụ trong tịch diệt mà không rời cực tĩnh. Pháp môn nầy gọi là trước đồng tu QUÁN và THIỀN, sau tu CHỈ.
18. Nếu do sức tịch diệt mà được thanh tịnh đến cực tĩnh. Thành tựu nầy gọi là trước tu THIỀN, sau tu CHỈ.
19. Nếu do sức tịch diệt mà khởi công dụng hóa độ chúng sanh như huyễn. Đây gọi là trước tu THIỀN, sau tu QUÁN.
20. Nếu do sức tịch diệt mà được cực tĩnh rồi khởi dụng độ sanh.
Pháp hành như thế gọi là trước tu THIỀN, giữa tu CHỈ và sau tu QUÁN.
21. Trước do sức tịch diệt, mà khởi dụng hóa độ chúng sanh, sau quay về trụ trong cực tĩnh. Thành tựu nầy gọi là trước tu THIỀN, giữa tu QUÁN và sau tu CHỈ.
22. Nếu do sức tịch diệt mà đi sâu vào chỗ cực tĩnh, từ cực tĩnh khởi công dụng linh động trong sự nghiệp hộ thế chúng sanh. Thành tựu pháp môn nầy gọi là trước tu THIỀN, sau đồng tu CHỈ và QUÁN.
23. Nếu do sức tịch diệt mà dẫn đến cực tĩnh rồi khởi dụng lợi ích chúng sanh, theo pháp môn nầy gọi là trước đồng tu THIỀN và CHỈ, sau tu QUÁN.
24. Nếu do sức tịch diệt dẫn đến khởi công dụng linh động trong việc lợi ích chúng sanh, sau quay về cực tĩnh với trí tuệ trong sáng. Thành tựu pháp môn nầy gọi là trước đồng tu THIỀN, QUÁN và sau tu CHỈ.
25. Nếu sử dụng tuệ nhãn, nhìn vạn pháp tánh tứơng viên dung không rời Viên Giác. Thành tựu pháp môn nầy gọi là viên tu ba tự tánh, tuỳ thuận trọn vẹn CHỈ, QUÁN và THIỀN NA.
Nầy, Biện Âm! Đây là 25 cách xoay vòng thay đổi trước sau, Bồ tát đều
có thể theo đó mà tu hành, tùy căn tánh thích hợp tu theo phương thức nào cũng đều đạt đến kết quả trở về với NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM thanh tịnh của chính mình.
Bấy giờ đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ:
Biện Âm ông nên biết.
Tất cả các Bồ tát. Tuệ thanh tịnh vô ngại.
Đều nương thiền định sanh.
Ây là Xa Ma Tha. Tam Ma Đề, Thiền Na. Ba pháp tu đốn, tiệm.
25 cách xoay vòng. Mười phương các Như Lai.
Ba đời người tu tập. Hết thảy đều nhơn đó. Mà được thành Bồ đề. Chỉ trừ người đốn giác. Bất tùy thuận tiệm tu. Tất cả các Bồ tát
Và Chúng sanh đời sau. Siêng tu theo pháp nầy. Nhờ Phật lực đại bi.
Niết bàn thường hiện hữu.
TRỰC CHỈ
CHỈ, QUÁN và THIỀN là ba pháp căn bản trong vô lượng pháp môn tu. theo phương cách tu thông thường, trước phải tu CHỈ, tiếp theo tu b, sau là CHỈ QUÁN ĐỒNG TU, tức là THIỀN. CHỈ có công dụng như GIỚI. QUÁN có công dụng như ĐỊNH. Và CHỈ QUÁN ĐỒNG TU có công
dụng như TUỆ. Công dụng của GIỚI ví như cái bóng đèn. Công dụng của ĐỊNH ví như ngọn đèn đứng yên. Công dụng của TUỆ ví như ánh sáng ngọn đèn tỏa sáng tròn đầy. Do bóng đèn, ngọn đèn đứng yên. Do ngọn
đèn đứng yên mới tỏa ra ánh sáng. Anh sáng tỏa ra soi sáng mọi vật, soi sáng những chỗ cần soi sáng. Vì vậy, cho nên CHỈ, QUÁN và THIỀN lẽ thường phải tu theo thứ tự. Giống như GIỚI, ĐỊNH, TUỆ, tam vô lậu học, cũng tu theo thứ tự. Chủng tánh Tiểu thừa và trong giai đoạn học tu Tiểu thừa đều phải học và tu theo thứ tự như vậy.
Kinh Như Lai Viên Giác, thuộc hệ tư tưởng liễu nghĩa Đại thừa cho nên vượt ngoài khuôn khổ có tánh giáo điều. Người Đại thừa cho rằng sự thực hành thứ tự cố định đó không cần thiết, mà nó còn kềm hãm khả năng “nhảy vọt”, hạn chế những phát huy sáng kiến trong tiến trình hành đạo và chứng đạo của con người.
Ơ chương tám nầy, người đọc sẽ thấy rõ tinh thần phóng khoáng của Đại thừa tư tưởng: Rằng “Phật pháp bất định pháp”. “Nhất thiết chư pháp vô phi Phật pháp”. “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”… Pháp Phật là pháp bất định chứ không cố định. Tất cả các pháp đều là Phật pháp và
Phật pháp ở khắp thế gian. Thành Phật không rời thế gian. Cho nên, dỡ chân lên, hạ chân xuống cũng là Phật pháp, khư khư bảo thủ quả vị chứng đắc Bồ đề Niết bàn đã là sai, khư khư chấp chặt thứ tự trước sau của XA MA THA, TAM MA BÁT ĐỀ, THIỀN NA lại càng vô bổ. Vì vậy, CHỈ, QUÁN, và CHỈ QUÁN ĐỒNG TU có thể xoay vòng thay đổi trước sau thành 25 cách trong tiến trình tu tập mà kết quả đem lại ai cũng được:
TÙY THUẬN VIÊN GIÁC DIỆU TÁNH giống nhau.
Ở kinh Thủ Lăng Nghiêm thì 25 vị Thánh đệ tử trình bày lên Phật về
duyên cớ và dữ kiện chứng đắc VIÊN THÔNG:
I. DỰA TRÊN LỤC CĂN CHỨNG ĐẮC VIÊN THÔNG:
1. Ông A Na Luật Đà.
2. Ông Quán Thế Âm Bồ tát.
3. Ông Châu Lợi Bàn Đặc.
4. Ông Kiều Phạm Ba Đề.
5. Ông Tất Lăng Gìa Bà Ta.
6. Ông Tu Bồ Đề.
II. DỰA TRÊN LỤC TRẦN CHỨNG ĐẮC VIÊN THÔNG:
1. Ông Ưu Ba Ni Sa Đà.
2. Ông Kiều Trần Như.
3. Ông Hương Nghiêm Đồng Tử.
4. Ông Dược Vương và Dược Thượng.
5. Ông Bạt Đà Bà La.
6. Ông Ma Ca Ha Diếp.
III. DỰA TRÊN LỤC THỨC CHỨNG ĐẮC VIÊN THÔNG:
1. Ông Xá Lợi Phất.
2. Ông Phổ Hiền Bồ tát.
3. Ông Tôn Đà La Nan Đà.
4. Ông Phú Lâu Na.
5. Ông Ưu Ba Ly.
6. Ông Đại Mục Kiền Liên.
IV. DỰA TRÊN THẤT ĐẠI CHỨNG ĐẮC VIÊN THÔNG:
1. Ông Trì Địa Bồ tát.
2. Ông Nguyệt Quang Đồng Tử.
3. Ông Ô Sô Sắc Na.
4. Ông Lưu Ly Quang Pháp Vương Tử.
5. Ông Hư Không Tạng Bồ tát.
6. Ông Đại Thế Chí Pháp Vương Tử.
7. Ông Di Lặc Bồ tát.
“Quả vị có thấp cao, giải thoát giống nhau không khác mấy. “Căn trần thức giới thất đại đều là dữ kiện chứng đắc VIÊN THÔNG”
(Xin đọc Thủ Lăng Nghiêm kinh Trực chỉ Đề cương tập II cùng một soạn giả từ trang 77 sẽ được hiểu rõ hơn).
Đọc kinh DUY MA CẬT SỞ THUYẾT TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG, ta thấy chư Bồ tát chứng nhập PHÁP MÔN KHÔNG HAI, minh chứng rõ thêm về Phật pháp là “bất định pháp” và “bất ly thế gian”.
Các Bồ tát tiếp cận môi trường dữ kiện khác nhau. Nhưng tất cả cũng đạt
đến một mục đích là cùng CHỨNG NHẬP PHÁP MÔN KHÔNG HAI:
1. Bồ tát Pháp Tư Tại dựa trên SANH và DIỆT.
2. Bồ tát Đức Thủ : NGÃ và NGÃ SỞ
3. Bồ tát Bất Thuấn: THỌ và BẤT THỌ.
4. Bồ tát Đức Đãnh: CẤU và TỊNH.
5. Bồ tát Thiện Tú : ĐỘNG TÂM và NIỆM TƯỞNG.
6. Bồ tát Thiện Nhãn: TƯỚNG NHẤT và TƯỚNG VÔ
7. Bồ tát Diệu Tý : TÂM BỒ TÁT và TÂM THANH VĂN.
8. Bồ tát Phất Sa: THIỆN và BẤT THIỆN.
9. Bồ tát Sư Tử : TỘI và PHƯỚC.
10. Bồ tát Sư Tử Ý : HỮU LẬU và VÔ LẬU.
11. Bồ tát Tịnh Giải : HỮU VI và VÔ VI.
12. Bồ tát Na La Diên: THẾ GIAN và XUẤT THẾ GIAN.
13. Bồ tát Thiện Ý : SANH TỬ và NIẾT BÀN.
14. Bồ tát Thiện Kiến: TẬN và BẤT TẬN.
15. Bồ tát Phổ Thủ : NGÃ và VÔ NGÃ.
16. Bồ tát Điển Thiên: MINH và VÔ MINH.
17. Bồ tát Hỷ Kiến : SẮC và KHÔNG.
18. Bồ tát Minh Tướng: TỨ ĐẠI và SỰ SAI KHÁC CỦA KHÔNG
ĐẠI.
19. Bồ tát Diệu Ý : NHÃN CĂN và SẮC TRẦN.
20. Bồ tát Vô Tận Ý: BỐ THÍ và HỒI HƯỚNG NHẤT THIẾT TRÍ.
21. Bồ tát Thâm Tuệ: KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC.
22. Bồ tát Tịnh Căn: PHẬT, PHÁP và TĂNG.
23. Bồ tát Tâm Vô Ngại: THÂN và THÂN DIỆT.
24. Bồ tát Thượng Thiện: THÂN, KHẨU, Ý .
25. Bồ tát Phước Điền: LÀM PHƯỚC LÀM TỘI, LÀM KHÔNG PHƯỚC KHÔNG TỘI.
26. Bồ tát Hoa Nghiêm: Từ BẢN NGÃ KHỞI CHẤP.
27. Bồ tát Đức Tạng: Có tướng SỞ ĐẮC.
28. Bồ tát Nguyệt Thượng: TỐI và SÁNG.
29. Bồ tát Bảo Ấn Thủ : Ham mộ NIẾT BÀN nhàm chán THẾ
GIAN.
30. Bồ tát Châu Đảnh: CHÁNH ĐẠO và TÀ ĐẠO.
31. Bồ tát Nhạo Thật: THẬT và KHÔNG THẬT.
32. Bồ tát Văn Thù : Dùng Ý phân biệt là sai. Ngôn ngữ luận bàn không đến được.
33. Cuối cùng Trưởng giả Duy Ma Cật: Lặng im và lặng im…
(Xin đọc Kinh DUY MA CẬT TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG cùng một soạn giả ).
Tóm lại, CHỈ, QUÁN và CHỈ QUÁN ĐỒNG TU, hành giả có thể hành theo thứ tự cũng đạt đến kết quả “Tùy thuận VIÊN GIÁC DIỆU TÁNH” và xoay vòng thay đổi trước sau thành 25 cách tu cùng đem lại kết quả giống nhau.
Căn, Trần, Thức, Thất đại, dữ kiện khác nhau mà cùng chứng đắc VIÊN THÔNG giống nhau.
Nhận thức khác nhau, môi trường phản tĩnh khác nhau nhưng cùng chứng nhập PHÁP MÔN KHÔNG HAI giống nhau.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 7)

NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 7)

CHƯƠNG BẢY
XA MA THA, TAM MA BÁT ĐỀ VÀ THIỀN NA LÀ PHÁP HÀNH CĂN BẢN TRONG TOÀN BỘ NỀN GIÁO LÝ PHẬT
Lúc bấy giờ Bồ tát Uy Đức Tự Tại đảnh lễ dưới chân Phật và chấp tay thưa:
Đấng Đại bi Thế Tôn đã vì chúng con dạy rõ phương pháp tu hành tùy thuận Viên Giác tánh, hàng Bồ tát chúng con giác tâm bừng sáng, không phải tu tập mà được lợi ích lớn lao.
Bạch Thế Tôn ! Ví như đại đô thành, đường đi vào không phải một, tùy hướng mà đến theo sự thuận lợi và ý thích của mỗi người. Bồ tát tu hành trang nghiêm Phật độ có lẽ không phải chỉ có một pháp môn. Cúi xin Như Lai vì chúng con và chúng sanh đời sau dạy cho pháp môn tu hành tiệm tiến, chúng con cần phải làm gì và có bao nhiêu phương cách để vun bồi
trí tuệ, hầu tỏ ngộ diệu tánh Viên Giác để rong chơi trong biển đại tịch diệt của Như Lai?
Phật dạy: Nầy Uy Đức Tự Tại ! Vô thượng diệu giác phổ biến khắp mười phương, sản sanh ra chư Như Lai và tất cả pháp bình đẳng đồng thể. Ơ trong đó việc tu hành không có hướng hai, nhưng vì tùy thuận căn cơ chủng tánh mở bày phương tiện nên có vô lượng pháp môn sai khác. Tuy vậy, có thể tóm kết sự sai khác ấy trong ba phương thức tu hành căn bản:
Một, trước hết Bồ tát phải tỏ ngộ và xác định tánh Viên Giác thanh tịnh vốn có của mình. Lấy sự tỏ ngộ ấy làm đối tượng trụ tâm. Từ đó, vọng niệm đứng lặng, tuệ giác phát sanh, nhận biết phiền não nội tâm chỉ là thứ khách trần. Xả bỏ được tính chấp nặng nề, tâm hành giả bèn có được trạng thái khinh an tịch tĩnh. Bấy giờ tâm của chư Phật hiển hiện vào như hình tượng ảnh hiện trong gương. Thực hiện phương thức nầy thành tựu, gọi đó là pháp môn phương tiện XA MA THA (CHỈ).
Hai, Bồ tát phải tỏ ngộ và xác định tánh Viên Giác thanh tịnh vốn có của mình. Sử dụng giác tâm nhận thức căn trần đều là huyễn hóa. Lấy huyễn tâm trừ huyễn cảnh, lấy huyễn trí giải hoá huyễn tâm. Bừng tỉnh giác biết rằng thân tâm cảnh giới đều hư huyễn. Bấy giờ tâm hành giả được trạng thái khinh ai đại bi. Theo đà phát triển của giác tâm thanh tịnh tăng tiến tu hành trưởng dưỡng quán trí như đất nuôi mạ. Thành tựu hiệu lực như thế, gọi đó là pháp môn phương tiện TAM MA BÁT ĐỀ (QUÁN).
Ba, Bồ tát phải tỏ ngộ và xác định tánh Viên Giác thanh tịnh vốn có của mình. Sử dụng giác tâm trừ chấp. Xóa bỏ cái thấy biết huyễn hóa. Xoá bỏ cái nhận thức thanh tịnh của giác tâm. Không để cho ngăn ngại vì cái biết và cái không biết. Vượt qua tất cả các ngại. Thân tâm hiện hữu trên cõi đời mà Niết bàn và phiền não không trở ngại gì nhau. Ví như tiếng ngân vang của chuông từ chuông mà có, nhưng tiếng và chuông không hề ngăn ngại cho nhau. Lúc bấy giờ hành giả phát ra sự khinh an tịch diệt, tùy thuận
diệu tánh Viên Giác. Ơ trong cảnh tịch diệt, ý niệm vọng chấp: ta, người, chúng sanh và thọ mạng trở thành phù hư không còn công dụng. Thành tựu được hiệu lực như thế, gọi đó là pháp môn tu tập THIỀN NA (gọi tắt là THIỀN).
Nầy Uy Đức Tự Tại ! Ba pháp môn đó là những phương thức gần gũi và tuỳ thuận tánh Viên Giác. Mười phương Như Lai nhơn đó mà thành Phật. Mười phương Bồ tát, bao nhiêu phương tiện đồng dị cuối cùng đều y ba phương thức tu hành đó mà người thì chứng ngộ, kẻ được thể nhập Như lai Viên Giác.
Nầy Uy Đức Tự Tại ! Giả sử có ngưới siêng tu thánh đạo, giáo hoá thành tựu trăm ngàn muôn ức A La Hớn, Bích Chi Phật, không bằng người nghe pháp môn Viên Giác thanh tịnh nầy tùy thuận tu tập trong một sát na!
Bấy giờ đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ:
Uy Đức ông nên biết. Viên Giác tâm Vô thượng. Bản chất không hai tướng. Tùy thuận mở phương tiện. Pháp môn có rất nhiều.
Như Lai tóm kết lại. Phương thức có ba điều. Tịch tĩnh XA MA THA. Như gương in ảnh tượng.
NHƯ HUYỄN TAM MA ĐỀ.
Như đất nuôi mọng mạ. THIỀN NA sâu tịch diệt. Như tiếng ngân và chuông. Ba pháp môn màu nhiệm. Đều tùy thuận Viên Giác. Mười phương các Như Lai. Và chư Bồ tát chúng.
Nhơn đấy được thành đạo.
Ba pháp, tu viên mãn.
Được cứu cánh Niết bàn.
TRỰC CHỈ
Trong đạo Phật có rất nhiều pháp môn để tu và hành. Tùy hoàn cảnh, căn tánh, hành giả có thể chọn một pháp môn tu thích hợp với mình. Kinh sách Phật có câu: “vô lượng pháp môn tu”. Ý nghĩa của câu đó, cho biết rằng, người tu chọn pháp môn nào cũng được đều có thể đạt mục đích được, không nhất thiết bắt buộc phải theo một pháp môn giáo điều cố định nào. Đó là tinh thần phóng khoáng và tánh “tự do” của nền giáo lý Phật. Tuy vậy, trong phóng khoáng tự do vẫn có tiêu chuẩn của tự do phóng khoáng. Xa Ma Tha, Tam Ma Bát Đề và Thiền na là tiêu chuẩn chung cho “tất cả pháp môn”. XA MA THA là Phạn âm Trung Hoa dịch là CHỈ. Chỉ là
ngăn dứt vọng tâm chặn đứng loạn tưởng. Tâm con người thường ngày quay cuồng trong cái vòng lẩn quẩn: Mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn… không có phút đứng yên. Tất cả thức đó là nguyên nhân gây ra khổ não. Hành giả vận dụng nội lực cắt bỏ, chặn đứng các thứ vọng tưởng của cái vòng lẩn quẩn ấy để tâm được dừng trụ. Tâm dừng trụ một chỗ, đó là công dụng của pháp tu CHỈ và XA MA THA. Trạng thái dừng trụ yên tĩnh được chiếm nhiều thời gian trong ngày, trong cuộc sống. Đây là bước đầu hành giả được làm quen và là cơ hội để hành giả nhận diện bộ mặt
thật của “chơn tâm thường trú” của mình.
TAM MA BÁT ĐỀ Trung Hoa dịch là QUÁN. Quán là vận dụng TRÍ để nhận xét đối tượng. Ví dụ: Cái bàn. Lấy cái bàn làm vật đối tượng để nhận xét.
Ví dụ: “Cái bàn là vật VÔ THƯỜNG”. Qua nhận xét bằng TRÍ, hành giả
thấy “cái bàn vô thường” là một chân lý.
TRÍ nhận xét thuật ngữ gọi là “năng quán”. Cái bàn bị nhận xét, thuật ngữ gọi là “sở quán”. Dùng trí năng quán, quán xét biết được đối tượng sở quán (cái bàn) là một vật vô thường.
Đó là cách sử dụng Tam Ma Bát Đề trong tu tập. Dựa trên pháp quán về “cái bàn” ấy, bậc đại trí lợi căn còn suy diễn và đánh giá hiện tượng vạn hữu qua kết luận bao quát bằng sự nhận thức chân lý:
“Tất cả hiện tượng vạn hữu đều vô thường. Vì chúng là vật chất.
Phàm vật chất đều vô thường.
Ví như cái bàn…”
THIỀN NA là Phạn âm Trung Hoa dịch TĨNH LỰ, có nghĩa là tư duy trong tịch tĩnh. Chữ TĨNH có ý nghĩa như chữ CHỈ. Chữ LỰ có ý nghĩa như chữ QUÁN. Do vậy, THIỀN NA được hiểu đồng nghĩa như CHỈ QUÁN. Cho nên nói đến “TU THIỀN” là nói đến pháp môn CHỈ QUÁN song tu. Thiền là gọi tắt của từ Thiền na ấy.
Tóm lại, XA MA THA, TAM MA BÁT ĐỀ, THIỀN NA, là ba pháp môn: CHỈ, QUÁN và CHỈ QUÁN đồng tu. Đó là ba pháp môn căn bản của tám muôn bốn ngàn pháp môn tu trong đạo Phật. Học Phật, tu Phật mà không biết sử dụng CHỈ, QUÁN hoặc CHỈ QUÁN đồng tu thì quả quyết mà nói thẳng rằng: cách tu đó, bất cứ với dạng thức nào, đều được xem là tu sai lạc, hoàn toàn không đem lại một lợi ích, một kết quả nào. Ví như người thợ làm bánh Trung Thu trong lò bánh không có bột, đường, thịt,
hạt, trứng… thì không làm sao có được bánh Trung Thu ngon lành trong thị trường Trung Thu tháng Tám !
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 6)

NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 6)

CHƯƠNG SÁU
TÁNH VIÊN GIÁC VỐN LÀ PHI TÁNH
Bấy giờ, Bồ tát Thanh Tịnh Tuệ đảnh lễ Phật và chấy tay thưa:
Đấng Đại bi Thế Tôn vì chúng con nói những việc bất tư nghì, từ trước chúng con chưa từng được nghe. Nhờ sự chỉ dạy khéo léo của Thế Tôn thân tâm chúng con khinh an thư thới được lợi ích lớn lao. Kính xin Như Lai Thế Tôn vì đại chúng trong hội này, dạy rõ thêm về tánh Viên Giác. Đối với Như Lai Viên Giác Diệu Tánh chúng sanh, Bồ tát và chư Phật tu hành khi chứng đắc có sai khác chi chăng? Cúi mong Như Lai chỉ dạy, khiến cho chúng sanh đời sau tùy thuận khai ngộ và lần lần thể nhập.
1. Phật dạy: Thanh tịnh Tuệ! Ông cũng lại hỏi Như Lai về pháp tu hành tiệm tiến sai biệt! Này, Thanh Tịnh Tuệ ! VIÊN GIÁC TỰ TÁNH vốn là PHI TÁNH, tùy thuận các tánh hư vọng đối đãi mà Như Lai khai thị, thực lý thì không có gì để chứng đắc, cũng không có gì để nắm lấy. Bởi vì ở trong thật tướng không có Bồ tát và chúng sanh. Bởi vì Bồ tát và chúng sanh đều là huyễn hóa. Huyễn hóa diệt, không còn ai là người chứng đắc. Ví như con mắt không tự thấy con mắt, vì tánh của nó tự bình đẳng, không có chủ thể
bình đẳng can dự vào. Chúng sanh mê mờ điên đảo, chưa có thể diệt trừ huyễn hóa, đối với kẻ diệt người chưa, dựa trên công dụng hư vọng đó mà giả định ra có sai biệt! Nếu tùy thuận cảnh giới tịch diệt VIÊN GIÁC NHƯ LAI thì không có đối tượng tịch diệt và người chứng nhập tịch diệt.
2. Này, Thanh Tịnh Tuệ ! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến giờ do
vọng tưởng về bản ngã và tham ái bản ngã, cho nên khởi niệm ghét thương đam mê ngũ dục, không từng phản tỉnh hồi quang. Nếu gặp thiện tri thức chỉ bày TÁNH VIÊN GIÁC THANH TỊNH, xác định rõ ràng và phân tích tánh khởi diệt vô thường hư huyễn của tự ngã, bèn nhận biết kiếp sống này chỉ là bóng quáng khởi diệt trong NHƯ LAI VIÊN GIÁC nhiệm mầu.
3. Lại có hạng người trừ hết bóng quáng khởi diệt như huyễn, được cảnh giới thanh tịnh, bèn chấp ở cảnh tịnh, khiến cảnh tịnh trở thành đối tượng chướng ngại, cho nên ở trong Viên Giác mà không được tự tại. Hạng người như thế, gọi là phàm phu tùy thuận tánh Viên Giác.
Hàng Bồ tát thường bị chướng ngại vì hiểu biết. Dù trừ được cái ngại đó, nhưng còn mắc vào cái ngại giác tri (năng quán) do vậy
mà không được tự tại. Hạng người như thế, gọi là Bồ tát chưa đăng
địa tùy thuận tánh Viên Giác.
Này, Thanh Tịnh Tuệ ! Có “sở chiếu”, “năng chiếu” đều là chướng ngại. Thế cho nên Bồ tát thường Giác mà không trụ ở Giác. Năng chiếu, sở chiếu đồng thời vắng bặc. Ví như người tự cắt đầu, đầu đã đứt rồi mà không có người cắt. Cũng vậy, lấy tâm ngại tự diệt các chướng ngại. Ngại đã diệt hết rồi, không có người diệt ngại. Nhận thức rằng giáo lý của kinh điển ví như ngón tay chỉ trăng, nhìn thấy trăng rồi, ngón tay không phải là trăng. Tất cả Như Lai vận dụng ngôn thuyết khai thị cho Bồ tát cũng như thế đấy. Hạng người như vậy, gọi là Bồ tát đăng địa tùy thuận tánh Viên Giác.
Này, Thanh Tịnh Tuệ ! Tất cả chướng ngại là cứu cánh giác. Niệm
đúng, niệm sai đều là giải thoát. Pháp tốt, pháp xấu đều là Niết
bàn. Trí tuệ ngu si đều lá Bát Nhã. Pháp hành của Bồ tát, của ngoại đạo đều là Bồ đề. Vô minh, chơn như xem đồng một thể. Giới, định, tuệ, dâm, nộ, si đều là phạm hạnh. Chúng sanh, quốc độ đồng một pháp tánh. Địa ngục, Thiên cung đều là Tịnh độ. Hữu tình, vô tình đều thành Phật đạo. Tất cả phiền não là rốt ráo giải thoát.
Dùng pháp giới hải tuệ thấy rõ thực tướng của các tướng y như hư
không. Đấy gọi là cảnh giới Như Lai tùy thuận tánh Viên Giác.
4. Này, Thanh Tịnh Tuệ ! Bồ tát và chúng sanh nào ở trong mọi lúc không khởi vọng niệm. Đối với vọng tâm cũng không ngăn dứt. Ơ cảnh vọng tưởng không tăng thêm bực bội. Lúc không bực bội không luận bàn chân thực. Những chúng sanh nghe được pháp môn như thế mà tin hiểu, thọ trì, không sanh kinh sợ, đó là người tùy thuận tánh Viên Giác trọn vẹn trên cõi đời.
Các ông phải biết những chúng sanh như thế, là người đã từng cúng dường trăm ngàn muôn ức hằng hà sa chư Phật và đại Bồ tát, là người đã trồng
sâu gốc rễ phước đức rồi. Phật nói người như thế quyết định thành tựu nhất thiết chủng trí.
Bấy giờ đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ :
Thanh Tịnh Tuệ nên biết. Tánh Bồ đề viên mãn.
Không lấy cũng không chứng.
Không Bồ tát chúng sanh. Lúc Giác và chưa giác. Thứ lớp có sai khác. Chúng sanh ngại vì biết. Bồ tát ngại vì Quán.
Đăng địa tròn tịch diệt. Không trụ tất cả tướng. Đại Giác đều viên mãn. Gọi tùy thuận hoàn toàn. Hậu thế các chúng sanh. Tâm không sanh hư vọng. Phật nói người như thế.
Là Bồ tát hiện đời.
Cúng dường mười phương Phật.
Công đức đã tròn đầy. Dù có nhiều sai biệt. Phương tiện của Như Lai.
TRỰC CHỈ
1. Hiện tượng sanh từ bản thể. Tùy duyên sanh trong bất biến. Cảnh mộng sanh từ cõi thực, khách về chủ ở luôn. Bụi mờ lắng xuống, hư không trường tồn. Vấn đề “mê” “giác” cũng lại như vậy. Ngoài
cảnh giới “toàn mê” tất còn có cảnh giới “Viên Giác “. Thế cho nên thực lý mà nói DIỆU TÁNH VIÊN GIÁC vốn không là gì cả. Nó
là cái tánh ngoài các thứ tánh chấp ngã chấp pháp, các thứ tánh biến kế, y tha cần viễn ly phần còn lại không viễn ly được, gọi cái đó là DIỆU TÁNH VIÊN GIÁC vậy thôi.
Kinh nói: “Viên Giác tư tánh phi tánh tánh hữu”. DIỆU TÁNH VIÊN GIÁC VỐN LÀ PHI TÁNH.
Tùy thuận tánh Viên Giác đồng nghĩa với tùy thuận pháp tánh. Người tu Viên Giác gọi là xứng tánh khởi tu. Cho nên cảnh giới Viên Giác không phải đối tượng sở chứng. Người tùy thuận Viên
Giác không có cái để được. Bởi vì “thật tướng là vô tướng”. Do vậy mà khi chứng nhập cảnh giới Viên Giác, không còn thấy có cảnh giới tịch diệt và người được tịch diệt.
2. Chúng sanh thường qua lại rong chơi trong biển đại tịch diệt Như Lai Viên Giác, vậy mà không biết không hay. Cũng như những kẻ sanh manh đang hòa mình trong ánh sáng tươi mát diệu hiền muôn hồng nghìn tía của ngày xuân mà không hề thưởng thức được cảnh sắc mùa xuân rạng rỡ hữu tình.
Người xưa nói:
“Ỏ trong nước chớ nhọc công tìm nước.
Đứng trên non đừng phí sức tìm non”.
3. Vấn đề tùy thuận Viên Giác, nói một cách thông thường dễ hiểu là vấn đề chứng đắc. Như Lai Viên Giác Diệu Tánh là tánh bình
đẳng, là chân lý phổ biến. Cho nên chúng sanh, Bồ tát, Phật khi tùy thuận Viên Giác rồi thì tất cả bình đẳng không có gì sai khác.
Tuy nhiên, dựa trên công dụng hư vọng diệt trừ huyễn hóa hư vọng, có kẻ diệt người chưa; kẻ diệt nhiều, người diệt ít mà ước định địa vị, giả đặt mỗi địa vị một cái tên:
o Phàm phu tùy thuận Giác tánh.
o Nhị thừa tùy thuận Giác tánh.
o Bồ tát địa tiền tùy thuận Giác tánh.
o Bồ tát đăng địa tùy thuận Giác tánh.
o Như Lai tùy thuận Giác tánh.
Thế thì quả không sai khác, mà nhơn thì có sai khác. Nhơn đã sai khác thì dựa trên căn tánh và sức tinh tấn của mỗi người mà Như Lai Viên Giác Diệu Tánh dường như có sai khác. Ví như ngọc kim cương vốn không có nhiều màu, tùy góc đứng của người nhìn
ngắm mà màu sắc biến ảo dường như ngọc kim cương thực có nhiều màu.
Phàm phu vừa trừ được huyễn hóa lại đam mê vào “cảnh tịch tịnh”.
Bồ tát địa tiền diệt được “giải ngại” nhưng còn vướng mắc “kiến ngại”.
Bồ tát đăng địa thường giác thường chiếu dùng tâm ngại diệt chướng ngại. Ngại diệt hết rồi không thấy có người diệt ngại, ví như người tự cắt đầu mình… Lại nhận thức rằng: “Tất cả kinh điền như ngón tay chỉ trăng”…
Như Lai thì: tất cả chướng ngại là cứu cánh giác. Phiền não là Bồ đề. Sanh tử tức Niết bàn. Sử dụng Pháp Giới Hải Tuệ nhìn thấy pháp giới trong mười phương như hoa đốm trong hư không loạn khởi loạn diệt. Sanh tử và Niết bàn như mộng sự đêm qua…
Phải học Bát nhã, hành Bát nhã và sống trong Bát nhã để đủ sức quán chiếu:
“Tất cả pháp hữu vi.
Như mộng, huyễn, bóng bọt. Như sương như điện xẹt.
Như vậy mà tư duy”.
Tư duy như thế, rồi tự mình nhận định và xác định bằng cái tuệ đích thực của mình. Lúc bấy giờ hành giả có được cái nghị lực phi thường trước mọi biến thiên thành bại của vạn pháp. Hành giả sẽ là con người tự tại đến độ: “NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG”.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 5)

NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH – Trọn bộ (Chương 5)

CHƯƠNG NĂM
ÂN ÁI THAM DỤC LÀ CĂN BẢN CỦA SỰ
LUÂN HỒI
Bấy giờ Bồ tát Di lặc đảnh lễ Phật và chấp tay thưa:
Đấng đại bi Thế Tôn đã mở kho tàng bí mật, khiến đại chúng có được đạo nhãn, thâm ngộ luân hồi, phân biệt tà chánh, đối với đại Niết bàn có lòng chánh tín kiên cố, không thể rơi vào ảo tưởng với kiến chấp sai lầm.
Bạch Thế Tôn ! Bồ tát và chúng sanh đời sau muốn dạo chơi trong biển đại tịch diệt của Như lai phải đoạn căn bản luân hồi bằng cách nào? Luân hồi có bao nhiêu chủng tánh? Đường Bồ đề Phật tu tiến có những sai khác thế nào? Khi vào trần lao cần có những phương tiện chi trong sự nghiệp giáo hoá độ chúng sanh? Cúi mong Như Lai mở rộng lòng bi chỉ dạy cho các Bồ tát và chúng sanh có được tuệ nhãn sáng trong, gương lòng tỏ rạng hầu tiếp thu tri kiến Như Lai Vô thượng !
Phật dạy: Di lặc! Những lời ông hỏi rất có ý nghĩa, sẽ đem lại lợi ích cho
Bồ tát và chúng sanh.
Nầy, Di Lặc! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến giờ, vì ân ái tham dục mà tác tạo ra nguyên nhân và hậu quả của sự luân hồi. Trong thế giới có các loại chúng sanh như: sanh do thai, do trứng, do ẩm ướt, do biến hóa đều do
dâm dục mà hình thành tánh mạng. Vì vậy, cho nên biết rằng nguồn gốc của luân hồi chính là sự ái ân. Dục hỗ trợ cho ái, ái làm tăng trưởng dục thành ra chuỗi dài nhân quả, quả nhân cho sự luân hồi tương tục. Thế cho nên, chúng sanh ái mạng cũng tức là ái dục. Ai dục là ái nhơn, mà ái mạng là ái quả. Cảnh dục sanh khởi, có cảnh bằng lòng có cảnh trái ý, mà dấy niệm ghét yêu, tạo ra các thứ nghiệp ác. Do vậy, mà có đường ngạ quỷ,
súc sanh và địa ngục. Nhận biết dục là nguyên nhân của khổ đau, sanh làng nhàm chán, bỏ ác làm lành thì được thiện quả ở cõi nhơn thiên. Đến như hạng người nhàm chán ái dục, chuyện tu định xả và đam mê nơi đó thì cũng chỉ là tăng trưởng một phần thiện quả, vẫn chưa ra khỏi luân hồi, không thể thành thánh đạo. Vì thế, chúng sanh muốn thoát ly sanh tử ra khỏi luân hồi, phải trừ sạch khát ái. Các Bồ tát thị hiện sanh ở nhơn gian, không phải do gốc ái mà do lòng từ, vì muốn dạy cho chúng sanh xa lìa tham dục ái ân mà có mặt trong đường sanh tử. Chúng sanh đời sau xả hết các thứ dục, trừ bỏ ghét yêu thì mới bứng sạch gốc rễ luân hồi. Bấy giờ siêng năng cầu học tu tập cảnh giới NHƯ LAI VIÊN GIÁC thì tâm được sạch trong bèn được mở mang tỏ ngộ.
Nầy, Di Lặc ! Tất cả chúng sanh do gốc tham dục mà phát huy vô minh, từ đó sanh ra năm hạng chủng tánh khác nhau căn cứ trên hai thứ chướng mà phước báo và tội báo khác nhau. Hai chướng là lý chướng và sự chướng. Lý chướng, chướng ngại trí hiểu biết nhận thức đúng chân lý. Sự chướng, do những hành vi bất thiện cho nên nối dài đường sanh tử thêm ra.
Hai chướng chưa đoạn trừ thì gọi đó là chủng tánh phàm phu hạng
NGƯỜI CHƯA THÀNH PHẬT.
Nếu đoạn hết tham dục, dứt trừ sự chướng, lý chướng chưa đoạn thì ngộ
nhập cảnh giới Thanh Văn, Duyên Giác gọi đó là chủng tánh NHỊ THỪA.
Có chí lớn muốn dạo chơi trong biển Đại Viên Giác Như Lai, phát nguyện dũng mảnh đoạn trừ hai chướng. Hai chướng tiềm phục thì sự nhận thức chân lý rộng sâu, chứng nhập Bồ tát cảnh giới, gọi là hạng người chủng tánh ĐẠI THỪA.
Sự chướng và lý chướng đã đoạn trừ trọn vẹn thì thể nhập NHƯ LAI VIÊN GIÁC cảnh giới vi diệu, tròn đủ Bồ đề và Đại Niết bàn.
Nầy, Di Lặc ! Tất cả chúng sanh ai cũng có khả năng chứng nhập Như Lai Viên Giác vi diệu. Tuy nhiên, trên đường tu hành người thiện tri thức cũng là một trợ duyên có tánh quyết định. Trở thành ngoại đạo, Nhị thừa hay
Đại thừa đều ảnh hưởng và tuỳ thuộc cái đạo lý và pháp tu hành của người thiện tri thức hướng dẫn, giáo hóa lúc mới phát tâm. Do vậy, pháp tu hành chia ra có “Đốn” có “Tiệm”. Nếu đủ duyên lành gặp được giáo lý Như Lai Vô Thượng dẫn dắt đi con đường chánh thì không luận căn cơ đều có thể thành tựu Phật quả. Nếu chẳng may, trong lúc mới phát tâm tu hành gặp nhằm người tà kiến hướng dẫn vào đạo, bày vẻ pháp tu sai lạc chánh nhơn, mịt mờ chân lý. Hạng người như thế, gọi là chủng tánh ngọai đạo.
Dù bị sư ngoại đạo hướng dẫn tu hành lầm lạc, lỗi đó không phải ở chúng sanh, mà tại vì lúc phát tâm không vận dụng trí tuệ, đắn đo cân nhắc, vì vậy, mà có năm chủng tánh khác nhau cùng hướng về một mục đích: Vô Thượng Bồ đề.
Khác với hạng người trong năm chủng tánh kia, Bồ tát vận dụng đại bi phương tiện thị hiện các thứ hình tướng hoặc từ hoặc uy, lẫn lộn trong thế gian đồng sự với chúng sanh để khai ngộ. Giáo hóa khiến cho thành tựu Phật đạo. Việc làm đó của Bồ tát phát xuất từ nguyện lực thanh tịnh vô thỉ nhằm độ thoát chúng sanh. Chúng sanh đời sau đối với Như Lai Viên Giác nên khởi tâm tăng thượng, phát đại nguyện rằng: tôi nguyên trụ trong Như Lai Viên Giác gần gũi thiện tri thức, tránh xa ngoại đạo và Nhị Thừa. Nguyện đoạn trừ các chướng lần lần tiến lên pháp điện thanh tịnh đại Viên Giác trang nghiêm.
Bấy giời đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ:
Di Lặc ông nên biết. Tất cả các chúng sanh. Không được đại giải thoát. Đều do lòng tham dục.
Mà rớt trong sanh tử. Nếu dứt hết ghét yêu. Và tham, sân, si, mạn.
Không luận chủng tánh nào. Đều được thành Phật đạo. Hai chướng dứt hết rồi.
Cầu thầy được chứng ngộ. Tuỳ thuận Bồ tát nguyện.
An trú Đại Niết bàn. Mười phương chư Bồ tát. Đều dùng nguyện đại bi. Thị hiện vào sanh tử. Người tu hành hiện tại. Và Chúng sanh đời sau. Siêng năng trừ ái kiến. Đại Viên Giác được về.
TRỰC CHỈ
Luân hồi là một chân lý phổ biến. Giáo lý luân hồi không phải dành riêng cho những người có đức tin Phật. Hiện tượng vạn hữu đều ở trong quy luật tuần hoàn luân hồi. Nói theo thuật ngữ của Phật giáo, vô tình chúng sanh, hữu tình chúng sanh đều chịu sự chi phối của quy luật luân hồi.
Xuân, hạ, thu, đông, sanh, trụ, dị, diệt, thành, trụ, hoại, không là biểu hiện sự luân hổi của vạn vật vô tình, sanh, già, bệnh, chết là biểu hiện luân hồi của chúng sanh hữu tình, cho nên đúng chân lý thì luân hồi không phải là sự kiện đáng lo sợ. Vì đó là quy luật là chân lý.
Sự luân hồi mà Bồ tát Di Lặc yêu cầu Phật khai thị ở đây là thứ luân hồi trong sáu nẻo trực tiếp chĩu sự chi phối khổ não ưu bi của các cõi trời, người, a tu la, quỷ, súc sanh và địa ngục.
Tạo nghiệp luân hồi có tương quan với chủng tánh. Mỗi chủng tánh là mỗi căn cơ sai khác. Chủng tánh phàm phu thường tạo nghiệp nhơn luân hồi trong thế giới lục phàm. Chủng tánh Nhị thừa và chủng tánh Đại thừa chỉ tạo nhân luân hồi trong cảnh giới Tứ thánh mà thôi.
Ai ân và tham dục là nguyên nhân của luân hồi sanh tử ưu bi khổ não. Ai ân nuôi lớn tham dục, tham dục làm tăng trưởng ái ân kết thành chuỗi dài nhân quả tương tục.
Sanh mạng do dục mà có. Dục là nhân của sanh mạng, sanh mạng là quả của dục. Vì vậy, ái mạng tức là ái dục, chẳng qua ái mạng là ái quả, còn ái dục là ái nhân.
Cảnh ái dục có bằng lòng và trái ý, từ đó sanh khởi ý niệm ghét thương thân sơ thủ xả tạo ra nhiều nghiệp ác. Do vây có ra các đường ngạ quỷ, súc sanh và địa ngục.
Biết tai hại của ái dục phát tâm tu các thiện nghiệp thì được quả báo cõi nhơn thiên. Đến như hạng người nhàm chán ái dục tu thiền định “xả”, một thứ định cao nhất trong tứ thiền, nhưng nếu lệch đi một niệm khởi ý đam mê sự “thanh tịnh” thì vẫn chưa ra khỏi luân hồi. Bởi vì “đam mê” là một hình thức ái dù là “ái” thanh tịnh, “ái” Bồ đề, Niết bàn.
Thế cho nên, tất cả chúng sanh muốn ra khỏi luân hồi sanh tử ưu bi cần phải đoạn trừ gốc ái.
Bồ tát, Phật “tùy nguyện” thọ sanh hiện vào các quốc độ trong mười phương để hóa độ chúng sanh. Sự thọ sanh của các Ngài không có bị khổ não ưu bi chi phối. Cho nên sự thọ sanh đó, thừơng được kín trọng xưng gọi bằng cái từ “thị hiện”. Thực lý, thì đó cũng là một hình thức luân hồi của những bậc đại giác, luân hồi trong tỉnh thức không bị chi phối bởi lực hấp dẫn của vô minh.
Do lẽ đó, nên biết rằng: Bồ tát, thành Phật không phải là thành “cái không có gì hết” “cái rỗng không” ở một cõi “trống trơn” vắng lặng…
A La Hớn là con người. Thành A La Hớn từ con người. Duyên Giác, Bồ
tát cho đến Vô thượng Bồ đề Phật vẫn là con người và các quả vị đó thành tựu từ con người.
Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Cho nên gọi là “chủng tánh” thực lý không có chủng tánh nào cố định. Dù không cố định, nhưng có thể có ra năm thứ chủng tánh khác nhau. Yếu tố để ước định phân chia thành chủng tánh là SỰ CHƯỚNG và LÝ CHƯỚNG.
Sự chướng cũng gọi PHIỀN NÃO CHƯỚNG. Thứ chướng nầy thường qua lại trong sáu căn, biểu hiện thông qua ba nghiệp: thân, miệng và ý của con người. Sát, đạo, dâm: vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiện, ác khẩu; tham, sân, si là những biểu hiện cụ thể là căn bản của sự chướng. Do vậy, sự chướng nối dài đường sanh tử luân hồi ưu bi khổ não thêm ra.
Lý chướng còn gọi SỞ TRI CHƯỚNG. Thứ chướng nầy cản trở sự hiểu biết trong sáng sự nhận thúc đúng chân lý, khiến cho con ngừơi mê mờ chân lý không phân chánh tà, thiện ác, triền phược, giải thoát. Do vậy, đóng bít cửa Niết bàn, cắt đứt đường Bồ đề Phật.
Đối với sự chướng, lý chướng còn chưa có ý thức đoạn trừ, hạng người như thế gọi là CHỦNG TÁNH PHÀM PHU.
Dứt trừ sự chướng, chưa đoạn lý chướng, hạng người như thế gọi là
CHỦNG TÁNH NHỊ THỪA.
Có chí lớn muốn dạo chơi trong biển đại tịch diệt Như Lai Viên Giác, dũng mãnh đoạn trừ hai chướng. Khi hai chướng tiềm phục, trí tuệ rộng sâu trong tiến trình nhận thức chân lý… Thể nhập Bồ tát cảnh giới có sức tự tại đối với vạn pháp. Như thế gọi là hạng người CHỦNG TÁNH ĐẠI THỪA.
Trên đường tu, người thiện tri thức có ảnh hưởng đến cuộc đời mình. Trong lúc mới phát tâm chẳng may gặp phải người tà kiến khuyến hóa tu hành, sai lạc chánh nhơn thành Phật, van thần, khấn quỷ, trì tà chú luyện âm binh. Ngừơi như thế lạc vào CHỦNG TÁNH NGOẠI ĐẠO.
Nếu gặp duyên lành trở về đường chánh đạo được thiện tri thức dạy chánh pháp tu học chánh nhơn người nầy có thể phát huy thiện nghiệp tiến lên hoặc cũng có thể tiến xa hơn nữa, cho nên gọi hạng người ở vào trường hợp như thế là CHỦNG TÁNH BẤT ĐỊNH.
Tất cả chúng sanh đều có khả năng tu hành để thành tựu đến quả vị Phật. Dù bị tà sư ngoại đạo dẫn dắt sai lạc chánh pháp, nhưng lỗi đó cũng không quy trách cho tà sư, cũng không phải vô cớ mà người nầy đi vào con đường sai lạc ấy. Điều đó phải hiểu rằng nó có tương quan mật thiết trong quá trình gieo trồng hạt giống Bồ đề của mọi người có cạn có sâu. Vì vậy mà có năm chủng tánh sai khác.
Cùng một sự kiện phát tâm, người trí phải chín chắn suy nghĩ về hành động của mình va mục đích của sự phát tâm đó. Phát tâm TÀ, CHÁNH, CHƠN, NGỤY, ĐẠI, TIỂU, THIÊN, VIÊN kết quả khác nhau như đen với trắng.
Người đệ tử Phật muốn rong chơi trong biển đại tịch diệt Như Lai Viên Giác chỉ có thể phát tâm CHÁNH, CHƠN, ĐẠI và VIÊN. Phát tâm như vậy sẽ không lệch mục tiêu cao đẹp của người con Phật đang tiến bước trên đừơng Bồ đề, Niết bàn vô thượng.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12