Bao lâu Nghiệp Lực tồn tại thì còn luân hồi, vì con người chỉ là biểu tượng cụ thể của Nghiệp Lực (Kammic force) không trông thấy nầy. Chết không gì khác hơn là sự chấm dứt tạm thời của hiện tượng tạm bợ ấy, chứ không phải là sự hủy diệt hoàn toàn của con người đó. Cuộc sống hữu cơ kết thức, nhưng Nghiệp Lực tồn tại hoàn toàn không bị xáo trộn bởi sự tan rã của thân xác nhất thời nầy: sự chấm dứt chập tư tưởng (cuối cùng) của người chết hiện tại quyết định một thức mới trong kiếp sống sau.
Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010
Đi lễ chùa
Mục đích đi chùa không phải là để cúng lạy, mà vì học hỏi chính pháp, tập tu đức hạnh. Người Phật tử mới đến với đạo chưa thấm nhuần Phật pháp, nếu không được sự chỉ dạy của Tăng Ni thì làm sao hiểu đạo tu hành.
Sám hối
Sám hối là ăn năn hối cải. Những tội lỗi đã làm, chúng ta hổ thẹn, ăn năn không dám tái phạm; những tội lỗi đang làm và sẽ làm, chúng ta hứa sửa đổi không làm. Không phạm tội cũ, không tạo lỗi mới, là chủ yếu của pháp sám hối.
Hãy cùng nhau niệm Phật
Niệm Phật là điều kiện quý báu nhất, giúp ta tiếp xúc trực tiếp được với chư Phật mười phương và ba đời, và là điều kiện gọi mời hay đánh thức Đức Phật trong tâm ta đản sinh hay thị hiện giữa cuộc đời, để giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau và cùng nhau dựng xây Tịnh độ.
Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2010
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 10 )
I – NHỮNG NHẬN THỨC SAI LẦM THUỘC PHẠM VI HÀNH ẤM
A Nan ! Thiền giả tu tập tam ma đề khi tưởng ấm đã hết thì những tư tưởng bình nhật của người đó đã diệt hết; lúc ngủ, khi thức luôn luôn được giác chiếu rỗng lặng như hư không trong sạch. Những mộng tưởng thô trọng không còn; Nhìn xem cảnh vật, núi, sông, đất liền như một tấm gương trong sáng, đến đi không vướng mắc, qua lại bặt dấu chân, chỉ còn một tánh tinh chân tịch tĩnh. Căn nguyên của mọi hiện tượng sanh diệt từ đây phô
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 9 )
I – TRỜI SẮC GIỚI
A Nan ! Người nào giữ được thân không làm việc dâm dục và không nhớ nghĩ, lòng ái nhiễm không sanh thì đã vượt ra cõi Dục làm bạn bè với hàng Phạm hạnh, gọi đó là trời Phạm chúng.
Người đã trừ được tập quán ngũ dục, tâm ly dục hiện tiền vui vẻ thuận theo các luật nghi, có thể thực hành Phạm đức gọi đó là trời Phạm phụ.
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 8 )
I – PHẬT DẠY BA MÓN TIỆM THỨ
Thế nào là ba món tiệm thứ ? Một là tu tập, trừ các trợ nhân.
Hai là chân tu, trau dồi chánh tánh.
Hai là chân tu, trau dồi chánh tánh.
Ba là tăng tiến, ngược dòng hiện nghiệp. Thế nào là trừ các trợ nhân ?
Nầy A Nan ! Mười hai loại chúng sanh trong thế giới không thể tự toàn thánh thiện, cần phải nương theo bốn cách ăn mà được tồn sinh. Đó là đoạn thực, xúc thực, tư thực và thức thực. Vì vậy, Như Lai nói tất cả chúng sanh nhờ ăn mà được sống còn.
Nầy A Nan ! Mười hai loại chúng sanh trong thế giới không thể tự toàn thánh thiện, cần phải nương theo bốn cách ăn mà được tồn sinh. Đó là đoạn thực, xúc thực, tư thực và thức thực. Vì vậy, Như Lai nói tất cả chúng sanh nhờ ăn mà được sống còn.
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 7 )
I – PHẬT KHAI THỊ VỀ HIỆU NĂNG CỦA MẬT GIÁO
Phật dạy: A Nan ! Người muốn thể nhập tam ma đề (chánh quán) tu học pháp môn nhiệm mầu, cầu đạo Bồ tát, trước hết cần giữ luật nghi trong như giá, sạch như sương để chặn đứng những hành động bất thiện của thân khẩu ý tam nghiệp. Và cũng từ đó lục căn tự tại đối với lục trần, các ma sự không có cơ hội lung lạc hoành hành.
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 6 )
DO NHĨ CĂN ĐƯỢC VIÊN THÔNG
BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM TRẦN THUẬT PHÁP TU CHỨNG CỦA MÌNH
Khi bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm đứng dậy cung kính chấp tay thưa: Bạch Thế Tôn !
Tôi nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm và tôi đã phát Bồ Đề tâm thời ấy. Đức Phật Quán Thế Âm dạy tôi phương pháp nghe, suy nghĩ và tu để được thể nhập tam ma đề (chánh định).
Tôi nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm và tôi đã phát Bồ Đề tâm thời ấy. Đức Phật Quán Thế Âm dạy tôi phương pháp nghe, suy nghĩ và tu để được thể nhập tam ma đề (chánh định).
Bạch Thế Tôn ! Trước hết tôi sử dụng tánh nghe: Nghe động và nghe tĩnh, rồi tôi xóa đi ý niệm động tĩnh ấy; từ đó sức tịch tĩnh tăng dần, tôi dứt được năng văn và sở văn. Sức
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 5 )
HIỂU BIẾT CHỒNG THÊM HIỂU BIẾT LÀ GỐC RỄ CỦA VÔ MINH. HIỂU BIẾT VẠN PHÁP ĐÚNG NHƯ THẬT
LÀ NHÂN TỐ CỦA NIẾT BÀN HIỆN TẠI
ÔNG A NAN LẠI HỎI VẤN ĐỀ MỞ GÚT
Ông A Nan thưa: Bạch Thế Tôn ! Dù Phật đã dạy nghĩa quyết định thứ hai về công việc tháo mở gút. Song tôi nghĩ rằng những người mở gút nếu không biết đầu mối của gút ở đâu thì ắt hẳn không thể nào mở được.
Bạch Thế Tôn ! Tôi và hàng Thanh Văn hữu học trong hội này cũng vậy. Từ vô thỉ đến nay, chúng tôi cùng sanh cùng diệt với các thứ vô minh, tuy được nghe nhiều Phật, Pháp, mang tiếng xuất gia mà như người sốt rét cách nhật (ý nói chợt giác chợt mê). Xin đức
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 4 )
PHẬT THUYẾT MINH TÁNH CỦA CÁC
ĐẠI VỐN KHÔNG NGĂN NGẠI GÌ NHAU,
NHẰM KHAI THỊ CHƠN LÝ: SẮC KHÔNG, KHÔNG SẮC
Bấy giờ ông Phú Lâu Na ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy quỳ gối chắp tay cung kính bạch Phật rằng:
Thế Tôn khéo vì chúng sanh mà diễn bày đệ nhất nghĩa đế. Từ lâu tôi được Thế Tôn khen là thuyết pháp đệ nhất trong hàng người thuyết pháp. Vậy mà nay tôi nghe pháp âm
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 3 )
TRONG THÂN THỂ VÔ THƯỜNG SANH DIỆT
CÒN CÓ CÁI THƯỜNG, BẤT SANH BẤT DIỆT
Ông A Nan và đại chúng nghe lời Phật dạy, thân tâm thư thái, nghĩ mình vô thỉ đến nay bỏ mất bổn tâm, lầm nhận sự phân biệt bóng dáng tiền trần làm tâm. Ngày nay được Phật khai ngộ, như em bé mất sữa bỗng được gặp mẹ hiền, đồng chấp tay lễ Phật, cầu xin chỉ cho chỗ chân vọng thực hư, ở nơi thân tâm hiện tiền phát minh hai tánh: sanh diệt và không sanh diệt.
Bấy giờ vua Ba Tư Nặc đứng dậy thưa:
- Bạch Thế Tôn: Khi chưa được gặp Phật, tôi nghe bọn Ca Chiên Diên, Tỳ La Chi Tử nói rằng: Thân này chết rồi là mất hẳn, gọi đó là Niết Bàn. Nay tuy được gặp Phật, nghe
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 2 )
TÂM LÀ CĂN BẢN CỦA BỒ ĐỀ NIẾT BÀN VÀ CŨNG LÀ CĂN BẢN CỦA
LUÂN CHUYỂN SANH TỬ
Khi gạn hỏi cái tâm, lần đầu tiên ông A-Nan thưa với Phật: Rằng tâm là sự hiểu biết của ông, là cái sanh ra sự ưa thích và ham muốn ở trong ông. Như khi mắt ông nhìn thấy 32 tướng tốt của Phật và từ đó ông phát tâm xuất gia theo Phật tu hành mong được xuất ly sanh tử…
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 1 )
Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa. Từ xưa nhẫn nay, khắp chốn tòng lâm, những hàng long tượng trong giới truy lưu đều xem Thủ Lăng Nghiêm kinh là một trong những bộ kinh then chốt trong nền giáo lý Phật. Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật Đế và Di Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
Mãi đến đời nhà Minh (1366-1661) tư tưởng Thủ Lăng Nghiêm, được các