Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 5)

PHẨM 5
DƯỢC THẢO DỤ
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo ông Ca Diếp và các đại đệ tử: Tốt lắm, Ca Diếp! Ông khéo nói
được công đức chân thật của Như Lai. Đúng như lời các ông, Như Lai còn có vô lượng vô số công đức khác, dù các ông có nói suốt ức kiếp đi nữa cũng không hết được.
Ca Diếp, nên biết! Như Lai là vua của các pháp, nói ra lời gì đều không sai không dối.
Đối với tất cả pháp, Phật dùng sức trí tuệ và phương tiện mà diễn nói. Pháp Phật nói phát
xuất từ “Nhất thiết chủng trí”. Như Lai biết chỗ quy thú của tất cả pháp; rõ biết tâm hành của chúng sinh và thường đem trí tuệ mà chỉ bày cho.

Ca Diếp! Ví như trong cõi tam thiên đại thiên đất đai sông núi sanh ra cây cối lùm rừng và các thứ cỏ thuốc, chủng loại, tên gọi, màu sắc đều khác. Một vầng mây đen, bủa giăng trùm khắp và mưa xuống khắp nơi nhuần thắm. Cây cối, lùm rừng, các thứ cỏ thuốc, cây lớn, cây vừa, cây nhỏ, thứ nên thuốc, thứ không nên thuốc, tùy hạng thượng, trung, hạ mà hấp thụ nước khác nhau. Một vầng mây tuôn mưa, tùy giống loại mà sanh trưởng, đơm bông kết trái. Dù một cõi đất sanh, một trận mưa thắm mà cây cỏ đều sai khác.
Ca Diếp, nên biết! Như Lai hiện ra đời ví như vầng mây lớn hiện ra ấy. Giữa trời, A tu la….trong ba ngàn thế giới, Phật đường hoàng tuyên bố:
“Ta là đấng Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn. Người chưa được độ thì làm cho được độ. Người chưa tỏ ngộ thì làm cho ngộ. Người chưa an thì làm cho an. Người chưa có Niết bàn thì làm cho chứng. Đời nầy và đời sau Phật đều biết đúng như thật. Ta là bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, là bậc trí đạo, bậc khai đạo, bậc thuyết đạo. Hàng trời, người, A tu la đều nên đến để nghe và học pháp”.
Bấy giờ có vô số chúng sanh đến với Phật để nghe pháp. Như Lai xét căn tánh chúng sanh thông minh hay ám độn, tinh tấn hay giải đãi, tùy cơ, vừa sức mà nói pháp, khiến
cho các chủng loại đều được sự lợi lành. Hiện đời được an ổn, lần lần tiến lên đường đạo,
đời sau được sanh vào quốc độ thánh thiện an vui.
Như Lai thuyết pháp chỉ có một tướng, một vị, nghĩa là tướng giải thoát, tướng viễn ly, tướng Niết bàn tịch diệt, quy về tướng không, rốt ráo đến bậc “Nhất thiết chủng trí”, vì Như Lai biết chủng tánh, thể tướng của chúng sanh nhớ gì, nghĩ gì, tu gì, nhớ thế nào, nghĩ thế nào, tu thế nào, Như Lai đều thấy biết đúng như thật, còn cây cối lùm rừng cỏ thuốc không thể biết tánh, thượng, hạ của nó.
Phật biết như vậy, rồi xem xét tâm ưa muốn của từng đối tượng mà dắt dẫn, cho nên không dạy liền cho chúng sanh về “Nhất thiết chủng trí”.
Ca Diếp! Sự nhận thức của các ông hi hữu. Các ông đã biết rõ Như Lai tùy cơ nghi nói pháp khó tin khó hiểu, nay mà các ông đã tin tốt và tiếp nhận tốt.
Bấy giờ đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ: Ca Diếp! Ông nên biết
Ta dùng các nhân duyên
Và nói nhiều thí dụ
Để chỉ bày đạo Phật
Đó là phương tiện của ta
Các Đức Phật cũng thế
Nay ta vì các ông
Nói việc chân thật nầy Quả chứng của Thanh văn Chưa phải thật diệt độ
Đạo sở hành của các ông
Phải là Bồ tát đạo Học tu tiến lên dần Tất cả sẽ thành Phật
THÂM NGHĨA
Dược thảo dụ là lấy các loại cây cối và thảo mộc có tánh chất nên thuốc, ví cho ba hạng người có căn tánh bậc thượng, bậc trung và bậc hạ. Đó là Thanh van, Duyên giác và Bồ tát. Ngoài ra, còn loại cây lùm rừng, những thứ “không nên thuốc” gì hết, cũng được đề cập chung với dược thảo nầy, để nói sự có mặt, sự hưởng thụ nước của một trận mưa bình đẳng của một số giống loại cỏ cây, nhưng là cỏ cây vô dụng. Đó là th ứcỏ cây sanh trưởng thuộc vùng đất “bạc địa phàm phu”
Phật thuyết pháp bình đẳng. Thật lý mà nói chỉ có một Phật thừa. Trong những kinh điển thường được xem là Tiểu thừa vẫn có cái mầm Đại thừa, có tư tưởng tối thượng thừa trong đó. Tùy trí tuệ nhận thức của từng căn tánh, từng đối tượng mà thấy có hoặc
không. Giống như, cùng nhìn một bầu trời cảnh vật ngày xuân, thấy quang cảnh đẹp hồng hay ảm đạm âm u là tùy cặp kính hồng hay đen mà mình mang trên mắt.
Để chứng minh cụ thể, ta cùng đọc một đoạn kinh A hàm thuộc hệ tư tưởng Tiểu thừa. “Nầy các Tỳ kheo! Tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên cây đuốc trí tuệ của mình, đừng
ỷ lại nương theo ai khác. Tự mình quy y với mình, quy y với tự tánh mình, đừng hướng ngoại, quy y với ai khác”.
Thế mà hàng Thanh Văn, Duyên Giác từ lâu, đối với Đại thừa Diệu pháp không hiểu biết chút nào, tự xem như mình không được dự phần. Rõ ràng, do sự hấp thụ của từng loại
cây cối, chủng loại cỏ thuốc mà giá trị trưởng dưỡng khác nhau, còn nước mưa từ một vầng mây tuôn xuống thì chỉ có một tánh đượm nhuần. Tất cả giáo pháp của Như Lai chỉ có một tướng là tướng Giác ngộ và Giải thoát.
Học giáo lý phẩm dược thảo dụ, người chủng tánh Đại thừa cảm nhận sâu sắc nỗi khó khăn của đức Phật trên bước đường hóa độ chúng sanh và hiểu rõ lý do: Vì sao thời gian
trước, chính Phật đã từng giảng dạy có “ba thừa” mà nay thì Như Lai lúc nào cũng dường như sẵn sàng quở trách!
Trang:

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét:

* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Hướng dẫn viết nhận xét:
+ Viết nhận xét, cảm nghĩ vào ô bằng Tiếng Việt có dấu
+ Nhận xét với tư cách: Vui lòng nhấp vào lựa chọn trong thanh thả ( Nếu bạn có 1 blog thì hãy đăng nhập, nếu không có thì chọn Ẩn danh)
+ Cuối cùng thì kiểm tra nhận xét và nhấp vào nút: Đăng Nhận xét
* Trân trọng cám ơn!