Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 4)

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 4)

PHẨM 4
TÍN GIẢI
Ông Tu-bồ-đề, Ca Chiên Diên, Đại Ca Diếp, Mục Kiền Liên thấy Phật thọ ký cho Xá lợi Phất sẽ được thành Phật vui mừng hớn hở và phát khởi lòng tin kiên cố, rằng rồi đây mình sẽ được thành Phật. Ở trước Phật, các ông cùng nói lên lời tự trách rằng chúng con từ lâu đã tự cho rằng mình đã được Niết bàn và tự thấy đã thỏa mãn với pháp thiền: Không, Vô Tướng, Vô Tác của Tiểu thừa, không có ý chí tiến lên cầu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 3)

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 3)

PHẨM 3
THÍ DỤ
Lúc bấy giờ Ông Xá lợi Phất hớn hở vui mừng, đứng dậy cung kính chấp tay chiêm ngưỡng dung nhan Phật và bạch rằng: “Hôm nay con được nghe những điều Phật dạy, lòng con hân hoan chưa từng có. Bao nhiêu nghi ngờ của con đã hết. Trước kia con thường nghĩ ngợi và tự hỏi: Phật cũng ở trong Pháp tánh như mình, cớ sao Phật được là Phật, còn mình thì lại không ? Cớ sao Như Lai lại đem pháp “Tiểu thừa” mà dạy cho ?

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 2)

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ (PHẨM 2)

PHẨM 2
PHƯƠNG TIỆN
Bấy giờ đức Thế Tôn xuất định bảo Xá Lợi Phất: Trí tuệ của chư Phật sâu xa vô lượng, hàng Thanh văn, Duyên giác, Bích Chi Phật không thể biết được. Bởi vì trí tuệ đó là kết quả của quá trình gần gũi vô số chư Phật, tu hành vô lượng đạo pháp viên mãn, dũng mãnh tinh tấn. Trí tuệ và sự hiểu biết sâu xa chưa từng có của Phật, giáo hóa theo thời, tùy cơ nói pháp ý thú khó lường.

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ(PHẨM 1)

KINH PHÁP HOA – Trọn bộ(PHẨM 1)

DUYÊN KHỞI TỰ
Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là một bộ kinh được lưu truyền sâu rộng ở các nước Phật giáo theo hệ tư tưởng Đại thừa. Ở Trung Quốc, vào đời Diêu Tân khoảng cuối thế kỷ thứ ba, Ngài Cưu Ma La Thập, một nhà sư người Ấn dịch từ Phạn văn ra Hán văn với nhan đề Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. sư Quách Hoàng, sư Trúc Pháp Hộ dịch nhan đề là Chánh Pháp Hoa Kinh. Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam những nước cùng một khuynh hướng ái mộ tư tưởng Đại thừa đề tôn trọng bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 14)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 14)

CHƯƠNG THỨ 14: CHÚC LŨY
1.- Đức Phật gọi Bồ tát Di Lặc bảo:
Này Di Lặc! Nay ta đem pháp vô thượng Chánh biến tri giác mà ta từng tụ tập chứa nhóm trải qua vô lượng A tăng kỳ kiếp phó chúc cho ông. Những kinh điển như thế, sau Phật diệt độ, ở hậu thế các ông hãy nổ lực truyền bá rộng rãi ở chốn nhơn gian đừng để cho giáo lý tối thượng thừa mai một. Vì sao? Bởi trong đời vị lai vẫn có kẻ thiện nam, thiện nữ và thiên long, quỷ thần, Càn thát bà, La sát v.v… có khả năng ham mộ pháp đại thừa phát tâm vô thượng Chánh biến tri giác.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 13)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 13)

CHƯƠNG THỨ 13: CÚNG DƯỜNG PHÁP
1.- Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn, trước đại chúng đứng lên bạch Phật:
Bạch Thế Tôn! Con dù theo Phật và Văn Thù Sư Lợi từ lâu, đã nghe trăm ngàn kinh điển, nhưng chưa từng nghe kinh điển “Quyết định thực tướng, bất khả tư nghì tự tại thần thông” như vậy.
Theo sự hiểu biết của con, qua ý nghĩa và mục đích của Phật dạy: Nếu chúng con nghe theo kinh pháp này tin hiểu, thọ trì đọc tụng, tu hành đúng như kinh dạy, thì người đó đã đóng bít cửa ác thú, khai thông đại lộ Niết bàn. Người này thường được chư Phật hộ niệm, hàng phục được ngoại đạo, đánh đuổi được ma quân, tăng trưởng quả Bồ đề, vững ngồi nơi đạo tràng, bước theo dấu chân Phật mà đi.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 12)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 12)

CHƯƠNG THỨ 12: THẤY VÔ ĐỘNG NHƯ LAI VÀ THẾ GIỚI DIỆU HỈ
1.- Đức Thế Tôn hỏi ông Duy Ma Cật rằng: muốn thấy một Như Lai ông phải quán sát như thế nào để được thấy?
Ông Duy Ma Cật đáp: Bạch Thế Tôn! Muốn thấy Như Lai con vận dụng pháp quán chiếu y như quán thật tướng của chính mình. Con quán Như Lai thời gian trước không có đến. Thời gian sau không có đi. Thời hiện tại không trụ. Quán Như Lai con không dựa trên sắc cũng không dựa trên thể chơn như của sắc, không dựa trên tánh của sắc, thọ, tưởng, hành cũng vậy. Cho đến không dựa trên thức mà quán cũng không dựa trên thể chơn như của thức, không dựa trên tánh của thức.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 11)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 11)

CHƯƠNG THỨ 11: VIỆC LÀM CỦA BỒ TÁT
1.- Đức Phật đang thuyết pháp ở trong một vườn xoài cây to hàng rợp bóng. Lúc bấy giờ đất vườn bỗng nhiên trở nên rộng rãi bao la khác thường, cành lá vườn cây đổi màu mơn mởn xanh tươi, trăm hoa đua nở rực rở sắc màu, lã lướt đong đưa trong làn gió nhẹ. Cảnh vật tựa như hân hoan chào đón…Tất cả đại chúng trong hải hội tự nhiên đều trở thành màu hoàng kim rạng rỡ hào quang.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 10)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 10)

CHƯƠNG THỨ 10: PHẬT HƯƠNG TÍCH
1.- Ông Xá Lợi Phất nghĩ rằng: giờ ngọ trai sắp đến, rồi đây chư Bồ tát sẽ thọ thực bằng gì?
Trưởng giả Duy Ma Cật biết được thâm ý của ông Xá Lợi Phất, bèn bảo rằng:
Thưa ngài Xá Lợi Phất! Đức Phật dạy tám môn giải thoát ngài lãnh thụ thi hành. Há để xen tạp ý nghĩ về ăn trong lúc nghe pháp vậy sao? Nếu muốn ăn thì hãy đợi giây lát. Ngài sẽ được thức ăn chưa từng có.
Ông Duy Ma Cật liền nhập định, vận dụng sức thần thông khiến cho đại chúng thấy rõ, ở thượng phương thế giới trải qua bốn mươi hai hằng hà sa cõi Phật có quốc độ tên gọi là Chúng Hương.