Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 8)

CHƯƠNG THỨ 8: CON ĐƯỜNG PHẬT
1.- Bồ tát Văn thù Sư Lợi nói:
Thưa ngài Duy Ma Cật! Bồ tát phải làm gì để con đường Phật được thông suốt? Ông Duy Ma Cật đáp: Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi! Bồ tát muốn con đường Phật
được thông suốt, phải đi con đường ngược lại. Đi con đường ngược thì con đường Phật sẽ
thông suốt.
Bồ tát Văn Thù hỏi: Đi con đường ngược, Bồ tát phải đi như thế nào?
Ông Duy Ma Cật đáp: Bồ tát đi vào ngũ vô gián mà không buồn rầu giận dữ. Vào địa ngục mà tự tâm không có tội lỗi cấu uế. Đến với súc sanh mà không có vô minh, kiêu mạn. Đến với ngạ quỷ mà đầy đủ công đức lành. Đi vào con đường dục giới, sắc giới, chẳng cho đó là được may mắn hơn.
Giả đi vào con đường tham dục mà xa lìa các sự đắm nhiễm dính mắc. Giả đi vào con đường sân nhuế mà đối với chúng sanh không giận dữ thù hằn. Giả đi vào ngu si mà thường dùng trí tuệ điều phục tâm mình. Giả đi vào con đường xan tham mà xả bỏ thân tâm, của cải cho đến thân mạng cũng không lẫn tiếc. Giả đi vào đường phạm giới mà tâm an trụ tịnh hạnh, dù tội lỗi nhỏ cũng răn sợ không cho sai phạm. Giả đi vào con đường giải đải mà hằng siêng tu công đức thiện. Giả đi vào đường loạn ý mà thường nhiếp niệm định tâm. Giả đi vào con đường ngu si mà thông hiểu hết việc thế gian và xuất thế gian một cách đúng đắn. Giả đi vào con đường siểm trá mà khi kết quả thì đúng với ý nghĩa kinh, hợp lời Phật. Giả đi vào con đường kiêu mạn mà thực chất là làm cầu đường chuyên chở chúng sanh. Giả đi vào con đường phiền não mà tâm thường thanh tịnh trong sáng. Giả đi vào con đường ma mà thuận theo trí tuệ Phật không nghe theo sự cám dỗ của bọn ma. Giả đi vào đường Thanh văn mà giáo hóa chúng sanh bằng pháp đại thừa. Giả đi vào đường Bích chi Phật mà đi truyền đạt cho chúng sanh tư tưởng đại bi của Phật. Giả đi vào hàng nghèo khó mà của báu công đức trong tay vô tận. Giả đi vào đường trau dồi trang điểm sắc diện như người thường mà đầy đủ các tướng hảo tự trang nghiêm thân. Giả đi vào đường hạ tiện mà thực chất sanh trong dòng Phật, bên trong có đầy đủ công đức. Giả đi vào vào đường của hạng người quê mùa, yếu đuối mà thực chất được thân tráng kiện na la diên, chúng sanh đều rất ưa nhìn. Giả đi vào đường lão bệnh mà dứt hẳn bệnh căn, vượt ra sự sợ sệt chết chóc. Giả đi vào đường kinh doanh sinh sống mà hằng quán vô thường, không để lòng tham luyến. Giả có thê thiếp mà thường viễn ly bùn lầy ngũ dục. Giả hiện như người đần độn mà biện tài vô ngại, nhớ ghi không sót. Giả đứng vào phe tà mà lấy chánh lý giúp hộ chúng sanh. Giả hiện đi vào luân hồi mà đoạn hết nguyên nhân sanh tử, ưu bi khổ não. Giả hiện ở Niết bàn mà không dứt hết hạt giống sanh tử.
Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi! Nếu Bồ tát đi vào con đường trái ngược như thế, Bồ
tát sẽ đi một cách thông suốt con đường Phật.
2.- Ông Duy Ma Cật hỏi Văn Thù Sư Lợi rằng:
- Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi! Xin ngài cho biết những gì là hạt giống Như Lai?
- Văn Thù Sư Lợi đáp: Thân là hạt giống Như lai. Vô minh, ái là hạt giống Như lai. Tham, sân, si là hạt giống Như lai. Tứ đảo, ngũ cái, lục nhập, thất tình. cửu não, thập bất thiện nghiệp là hạt giống Như lai. Nói tóm lại, 62 thứ kiến chấp và tất cả các phiền não đều là hạt giống Như lai.
- Nói thế nghĩa là gì?
- Nghĩa là những tâm và tâm sở pháp có tánh chất phiền não, vô minh đó là hạt giống Như lai Phật. Ngược lại, nếu người tỏ ngộ vô vi, chứng nhập chánh vị thì không thể phát tâm hướng đến vô thượng Bồ đề. Ví như cao nguyên và đất gò, sen không thể mọc được thì còn mong gì trổ được hoa. Chỉ có đất thấp, bùn lầy, hoa sen mới sanh trưởng. Cũng như vậy, người ngộ vô vi pháp, chứng nhập chánh vị không cần sinh hoạt ở trong Phật pháp nữa. Chỉ có chúng sanh ở trong bùn lầy phiền não, mới phát khởi lòng mong cầu Phật pháp mà thội. Cũng như trồng cây trong hư không, cây không thể sanh trưởng. Phải trồng ở chỗ có đất phân, cây mới tươi tốt sum suê. Cũng vậy người chứng nhập vô vi chánh vị không còn điều kiện để sanh trong Phật pháp, thà kiến chấp to như núi Tu Di mà họ còn có cơ hội phát tâm cầu vô thượng Bồ đề, sanh trong Phật pháp. Thế cho nên phải biết rằng: Tất cả phiền não là hạt giống Như lai. Ví như không lặn xuống biển sâu, không thể có được bảo châu vô giá. Không vào biển lớn phiền não, không thể có nhất thiết trí vô giá Như lai.
3.- Ông Ca Diếp tán thán rằng: Ôi! Tuyệt diệu thay! Tuyệt diệu thay! Những lời nói của ngài Đại trí Văn Thù Sư Lợi! Thật đúng vậy! Bè lũ phiền não là hạt giống Như lai. Hàng Thanh văn chúng tôi không kham nổi việc phát tâm vô thượng Bồ đề. Đến như người thọ tội ngũ vô gián hãy còn có thể phát tâm sanh trong Phật pháp. Nay chúng tôi mất hẳn ý chí cầu vô thượng đạo. Ví như người thui chột các căn, đối với ngũ dục chẳng còn tương quan tiếp thọ được gì. Hàng Thanh văn đoạn hết phiền não kiết sử, trong Phật pháp hết đường nhờ cậy, vì chí nguyện đã dứt mất hẳn rồi. Thế cho nên, thưa ngài Văn Thù Sư Lợi! Người bạc địa phàm phu đối với Phật pháp còn có cơ may trở lại, mà hàng Thanh văn thì đã tuyệt phần. Bởi vì, phàm phu nghe Phật pháp, có thể phát khởi vô thượng đạo tâm, chứ hàng Thanh văn dù có nghe Phật pháp trọn đời, vĩnh viễn không thể phát ý hướng về vô thượng đạo.
4.- Trong pháp hội có Bồ tát tên Phổ Hiện Sắc Thân, hỏi ông Duy Ma Cật:
Thưa cư sĩ! Cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc, bạn lành trí thức của ngài là những ai? Nô tì, đồng bộc, ngựa, voi, xe, kiêïu Ngài để ở chỗ nào?
Ông Duy Ma Cật đáp lời qua bài kệ:
Trí độ làm mẹ Bồ tát Phương tiện lấy làm cha Tất cả các đạo sư
Đều do đó mà có. Lấy pháp hỷ làm vợ Con gái: từ bi tâm
Con trai: chính tâm lành Rỗng lặng: nhà thường trú. Đệ tử: các trần lao
Sai khiến theo ý muốn Đạo phẩm: thiện trí thức Do vậy thành chánh giác. Lục độ pháp: bạn bè Pháp tứ nhiếp:kỷ nữ
Ca vịnh: tụng pháp âm.
Hoa viên là tổng trì Pháp vô lậu: rừng cây Giác ý: hoa tịnh diệu Trí tuệ giải thoát: trái. Ao tắm pháp bát giải Nước định lóng sẳn đầy
Ngâm ướp bông thất tịnh Tắm gội người vô cấu. Voi ngựa cỡi: ngũ thông Đại thừa làm xe kiệu
Xà ích: trụ nhất tâm Dạo đi đường Bát chánh. Tướng hảo để đẹp người Đức tốt làm trang sức Tàm quí làm xiêm áo Thâm tâm làm tràng hoa Thất tài bảo: sự nghiệp Giáo hóa làm lợi tức.
Việc làm đúng lời nói
Hồi hướng là lợi lớn
Tứ thiền làm giường ngồi Sống ở đời tịnh mệnh. Đa văn: tăng trí tuệ
Trí tuệ: tiếng cõi lòng
Pháp cam lộ: thức ăn Vị giải thoát: giải khát . Tịnh tâm là tắm gội
Giới phẩm làm hương xoa Đánh tan giặc phiền não Mạnh mẽ không ai hơn. Hàng phục bốn giống ma Dựng cờ đại chiến thắng Dù biết không khởi diệt Dạy dỗ: hiện có sanh. Xuất hiện khắp cõi nước
Như mặt nhựt trong không Cúng dường mười phương cõi Vô lượng ức Như lai.
Chư Phật và bản thân Không có tướng phân biệt Dù biết cõi nước Phật
Và chúng sanh đều không Mà thường tu Tịnh độ Giáo hóa hết quần sanh.
Bao chủng loại chúng sanh Hình thành và cử chỉ Lực vô úy Bồ tát
Một thời đều hiện đủ.
Biết rõ các ma sự
Mà giả hiện tùy thân Dùng trí phương tiện khéo Hiện theo ý bọn ma.
Hoăïc hiện già, bịnh, chết Giáo hóa các quần sanh Rõ biết như huyễn hóa Việc làm không trở ngại. Hoặc hiện kiếp thiêu hết Trời đất đều trống không
Mọi người có tưởng thường
Khiến được biết vô thường.
Vô số ức chúng sanh Đồng đến mời Bồ tát Cùng một lúc đến nhà Dạy họ về Phật đạo. Kinh sách, chú thuật tà Thủ công, công kỹ nghệ Hiện làm hết việc này
Vì lợi ích chúng sanh.
Các đạo pháp thế gian Xuất gia vào trong đó Để chỉ rõ chỗ sai
Khiến khỏi rơi tà kiến. Có lúc làm nhật nguyệt Làm Thế chủ, Phạm vương Có lúc làm đất nước
Có khi làm gió lửa. Trong đời có dịch bệnh Hiện làm cây cỏ thuốc Nếu có người được uống Bệnh khổ được dứt trừ. Thời kỳ có đói kém
Thân hiện các thức ăn Cứu đói khát cho người Sau đem Phật pháp dạy. Đời sắp nổ binh đao
Đem đạo từ bi thuyết Hóa độ các chúng sanh Xóa bỏ lòng tranh chấp. Nếu chiến tranh bùng nổ Đứng giữa thế cân bằng Hiện uy thế Bồ tát
Thuyết phục khiến hòa an.
Trong tất cả quốc độ Chỗ nào có địa ngục Liền đến vào nơi đó Giúp họ khỏi khổ đau. Trong tất cả cõi nước Súc sanh ăn nuốt nhau Hiện sanh vào trong đó
Khiến chúng được lợi lành.
Giả bằng lòng ngũ dục Lại biểu hiện hành thiền Khiến tâm ma rối loạn Không đễ bị lung lay. Hoa sen sanh trong lửa Chuyện hi hữu trên đời
Trong ngũ dục hành thiền Hi hữu cũng như vậy. Hoăïc hiện làm dâm nữ Dụ những người háo sắc Trước lấy dục trói lại
Sau kéo vào Phật trí.
Hoặc làm người quốc trưởng Hoặc làm chủ thương thuyền Quốc sư, Đại thần tốt
Để giúp ích chúng sanh. Với những người nghèo khó Hiện làm kho vô tận
Nhơn đó khuyến hóa người
Phát khởi Bồ đề tâm. Với hạng người kiêu mạn Hiện làm đại lực sĩ
Triệt tiêu các cống cao Khiến trụ vô thượng đạo. Ai lâm cảnh sợ sệt
Trước họ an ủi cho
Xua tan niềm sợ hãi Sau khiến phát đạo tâm. Hoăïc hiện ly dâm dục Làm ngũ thông tiên nhân Mở lối các quần sanh Khiến trụ giới nhẫn từ. Thấy ai cần phụng sự Hiện làm người tôi tớ Phục vụ đẹp ý chủ
Sau khiến phát đạo tâm. Dùng phương tiện khéo léo Cung dưỡng mọi nhu cầu Con đường đạo vô lượng
Sở hành không bến bờ. Trí tuệ không ngằn mé Độ vô số chúng sanh Giả sử tất cả Phật Trong vô số ức kiếp. Tán thán công đức kia
Hãy còn không cùng tận Ai nghe pháp như thế Không phát tâm Bồ đề! Trừ người mất giống Phật Kẻ vô trí quá đần.
TRỰC CHỈ
1.-Để trả lời câu hỏi của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi: “Bồ tát phải làm gì để đi con
đường Phật được thông suốt, không bị trở ngại”.
Ông Duy Ma Cật đáp: “Bồ tát hành phi đạo thị vi thông đạt Phật đạo”. Nghĩa là muốn đi theo con đường Phật được thông suốt thì Bồ tát phải đi ngược lại con đường chúng sanh đi.
Đường của chúng sanh là: “thuận lưu sanh tử”. Xuôi theo dòng chảy của sanh tử
mà đi. Thế cho nên, muốn đi con đường Phật, Bồ tát phải đi ngược dòng sanh tử ấy.
Đi ngược dòng sanh tử nhưng không rời bỏ, tránh né hay trốn chạy. Ý niệm rời bỏ, tránh né, trốn chạy sanh tử hy vọng có được Bồ đề Niết bàn. Với đạo Phật, việc đó không bao giờ có được. Người nông gia sợ bùn, đất, phân nước thấm ướt tay chân chỉ muốn trồng cây gieo giống trong hư không để rồi chờ thời thâu hoạch kết quả. Ý tưởng đó nếu có thì đó là ý tưởng hoang đường của kẻ ngu si vô trí.
Ý tưởng rời bỏ trốn chạy sanh tử, không tu tâm sửa tánh, không cải tạo phiền não vô minh ngay trong cuộc sống sanh tử, ngồi không nằm rỗng đối với thế cuộc xem mình như kẻ ăn xổi ở thì, lơ lững thả hồn hy vọng Bồ đề Niết bàn một ngày nào đó sẽ đến. Ý tưởng đó, ở trong Phật pháp cũng là một ý tưởng hoang đường của chàng nông gia vô trí kia không hơn không kém.
2.-”Những gì là hạt giống Như Lai?”. Trả lời câu hỏi đó của ông Duy Ma Cật, Bồ
tát Văn Thù nói:
- Thân là hạt giống Như lai.
- Vô minh là hạt giống Như lai.
- Tham sân si là hạt giống Như lai.
- Tứ đảo, ngũ cái, lục nhập, thất tình, bát tà, cửu não, thập bất thiện nghiệp là hạt giống Như lai.
- Nói chung 62 thứ kiến chấp là hạt giống Như lai.
Trước tuệ nhãn của Đại trí Văn Thù Sư Lợi thì tất cả phiền não là hạt giống Như Lai. Có nghĩa là muốn thành Phật thì dựa trên vô minh phiền não mà cải tạo chuyển hóa vô minh phiền não. Chuyển hóa từng phần lượng cho đến khi biến đổi hoàn toàn chất lượng vô minh. Trừ bỏ vô minh phiền não, con người không còn lý do để thành Như Lai
Phật. Không xuống biển sâu không thể có được bảo châu vô giá, không thể có nhất thiết chủng trí Như lai vô giá.
3.- Nhân danh hàng định tánh Thanh Văn, ông Đại Ca Diếp thay mặt đại chúng nói lên sự hối tiếc về trí tuệ hẹp hòi kém cỏi của người Tiểu thừa đối với giáo lý vô thượng thậm thâm vi diệu pháp của Đại thừa.
Thà làm hàng bạc địa phàm phu còn có cơ hội phát tâm cầu vô thượng Bồ đề. Còn hàng định tánh Thanh Văn đối với quả Bồ đề vô thượng chẳng khác người tàn phế ngũ căn, không tiếp nhận được gì trước cảnh sắc, thanh, hương, vị xúc.
4.- Trả lời câu hỏi của Bồ tát Phổ Hiện Sắc Thân, ngài Duy Ma Cật nói về gia đình, sự nghiệp, quyến thuộc thân bằng, nô tì, đồng bộc, vườn rừng, ao tắm ,kỷ nữ, ngựa xe v.v…của chính ngài. Từ đó khiến cho người học đạo thấy rằng ngài không phải là một cư sĩ mà gọi là cư sĩ vậy thôi.
Sự thực, cư sĩ Duy Ma Cật là một hình thức dàn dựng ra một người bất tư nghì để trình diễn Phật sự bất tư nghì nhằm giáo hóa chúng sanh về đại thừa diệu pháp bất tư nghì.
“Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Có phải chăng, người triết gia Tây phương nào đó đã
đọc được kinh này?
Chiếc áo thầy tu một khi lọt vào tay thợ săn điêu ngoa xử dụng, chiếc áo đó trở thành một thứ cạm bẫy sát sanh đoạn mạng. Con sư tử có bộ lông vàng hiếm quí, chết một cách oan ức đau thương chỉ vì chiếc áo và lầm tưởng chiếc áo tu sĩ của tên thợ săn độc ác kia là chiếc áo của vị tu sĩ chân tu mà ngày ngày mình thường lân la thân cận.
Dựng lên một trưởng giả Duy Ma Cật bất tư nghì để nhắc nhở cho mọi người đệ tử Phật muốn tiến thân trên đường Bồ đề vô thượng cần phải cảnh giác về chiếc áo…và có thể không cần chiếc áo, lại có thể chính thực thầy tu…
Trang:

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét:

* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Hướng dẫn viết nhận xét:
+ Viết nhận xét, cảm nghĩ vào ô bằng Tiếng Việt có dấu
+ Nhận xét với tư cách: Vui lòng nhấp vào lựa chọn trong thanh thả ( Nếu bạn có 1 blog thì hãy đăng nhập, nếu không có thì chọn Ẩn danh)
+ Cuối cùng thì kiểm tra nhận xét và nhấp vào nút: Đăng Nhận xét
* Trân trọng cám ơn!