Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

DUY MA CẬT – Tập I(Chương 2)

DUY MA CẬT – Tập I(Chương 2)

CHƯƠNG THỨ HAI
PHƯƠNG TIỆN
1.- Bây giờ thành Tỳ Da Ly có một vị Trưởng giả tên là DUY MA CẬT. Trưởng giả Duy Ma Cật là người đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gốc rễ lành trồng sâu, cho nên Ông đã được vô sanh pháp nhẫn. Trong hàng Bồ Tát, Duy Ma Cật là vị Bồ Tát biện tài vô ngại. Du hí thần thông. Hàng phục các ma được vô sở uý. Thể nhập sâu sắc các pháp môn. Trí tuệ siêu tuyệt. Phương tiện linh hoạt. Biết rõ tâm tưởng của chúng sanh, phân biệt độn căn, lợi căn của đối tượng. Ở trong Phật đạo từ lâu, đã thuần thục thâm tín đại thừa. Việc làm vững chãi, suy nghĩ chín chắn, trụ oai nghi Phật, tâm lớn như biển. Chư Phật ngợi khen, hàng trời cung kính. Vì muốn độ người, Trưởng giả Duy Ma Cật phương tiện ở thành Tỳ Da Ly.
2.- Vì muốn cãm hóa những người nghèo, Ngài Duy Ma Cật bố thí rất nhiều của cải. Để cảm hóa người phạm giới, Ngài trì giới thanh tịnh. Để cảm hóa người nóng nảy, Ngài biểu lộ hạnh kiên nhẫn ôn hòa. Để độ người giải đải, Ngài thực hành tinh tấn. Để cảm hóa người loạn tâm, Ngài thiền định nhất tâm. Để cảm hóa người vô trí, Ngài hướng dẫn phát huy trí tuệ. Dù Ngài là bạch y mà phụng trì luật hạnh của Sa môn. Dù ở tại gia mà không lưu luyến tam giới. Giả có vợ con mà thường tu phạm hạnh. Hiện có quyến thuộc mà thường thích viễn ly. Dù phục sức đồ quí mà lòng cưu mang thân tướng hảo. Dù có ăn uống như thế gian vị chính là vui trong thiền định. Có lúc tham gia sòng bạc, cốt yếu nhằm để độ người. Lúc tùy thuận ngoại đạo mà chánh tín không lung lạc. Đọc hiểu suốt sách vở thế gian mà thường vui với giáo pháp Phật. Nhằm cảm hóa mọi người mà giữ gìn chánh pháp. Kinh doanh được tiền của, nhưng chẳng lấy đó làm vui. Dạo chơi khắp phố phường để làm điều lợi ích chúng sanh. Có lúc tham gia trị chánh, nhằm để cứu độ quốc dân. Có khi tham dự các diễn đàn hội thảo, cốt lèo lái hướng dẫn mọi người đi vào đường chánh đạo đại thừa. Vào học đường nhằm để dẫn dắt tuổi thơ. Có lúc đến thanh lâu nhằm chỉ rõ cho mọi người tai họa của ái dục. Vào quán rượu như mọi người mhằm để nêu gương tự chủ.
3.- Ở cương vị trưởng giả, Ông Duy Ma Cật gương mẫu trong hàng trưởng giả, vì họ mà nói chánh pháp. Ở trong cư sĩ, gương mẫu trong hàng cư sĩ, dứt hết các tham nhiễm tầm thường. Ở trong dòng Sát đế lỵ, gương mẫu trong hàng Sát đế lỵ, để dạy họ về đức nhẫn nhục. Ở trong trong dòng Bà la môn, gương mẫu trong hàng Bà la môn dạy trừ bỏ tánh ngã mạn. Ở trong nội chính đại thần, gương mẫu trong hàng đại thần mhằm dạy họ học chánh pháp. Ở trong hàng vương tử, gương mẫu trong hàng vương tử để dạy họ về đạo lý hiếu trung. Ở trong nội quan, gươmg mẫu trong hàng hoạn quan để dạy các cung tần về chánh tâm chánh hạnh. Ở trong thứ dân, gương mẫu trong hàng thứ dân để hướng dẫn họ làm điều phước thiện. Ở trong hàng Phạm Thiên, gương mẫu trong các Phạm Thiên để dạy họ tu về thắng tuệ. Ở trong Đế Thích, gương mẫu trong hàng Đế Thích nhằm dạy họ về chân lý vô thường của hiện tượng vạn pháp. Ở trong cương vị hộ thế thì gương mẫu trong hàng hộ thế nhằm hộ độ nhân dân lạc nhiệp an cư.
Duy Ma Cật trưởng giả vận dụng vô số phương tiện như thế để đem lại lợi lạc cho chúng sanh. Và hôm nay Trưởng giả lại hiện thân có bệnh. Nghe Trưởng giả Duy Ma Cật bị bệnh, Quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ, Bà la môn, các vương tử và các thân thuộc cả mấy ngàn người lần lượt đến tịnh thất của Trưởng giả để vấn an. Nhân cơ hội có nhiều người đến thăm bệnh, Duy Ma Cật trưởng giả thừa cơ thuyết chánh pháp:
4.- Thưa chư nhân giả: thân nầy vô thường, không mạnh, không dai, không bền, không chắc. Nó là cái thứ mau mục nát, dễ rệu rã chẳng đáng tin cậy. Nó là cái khối chứa nhóm các khổ đau, buồn phiền và nhiều bệnh tật.
5.- Thưa chư nhân giả: người trí không tin cậy ở thân. Nó như bọt nước không thể cầm nắm. Như bong bóng không tồn tại được lâu. Như bóng nắng, do khát ái mà thấy có. Thân nầy như cây chuối, do bẹ hợp lại thành cây, trong đó không có cái nào rắn chắc. Thân nầy như huyễn từ điên đảo khởi sanh. Thân nầy như mộng, do vọng kiến thực chẳng có gì. Thân nầy như ảnh, do nghiệp duyên hiện sanh. Thân nầy như vang, do nhân duyên mà có. Thân nầy như mây nổi phút chốc tan mất. Thân nầy như chớp niệm niệm không ngừng. Thân nầy vô chủ ví như núi. Thân nầy vô ngã ví như lửa. Thân nầy vô thọ ví như gió. Thân nầy vô nhơn ví như nước. Thân nầy không thật vì là sự tổ hợp của tứ đại. Thân nầy vốn không, vì không có ngã, ngã sở. Thân nầy vô trí như cỏ cây, ngói gạch. Thân nầy vô tác giả, do sức gió nghiệp chuyển sanh. Thân nầy bất tịnh đầy dẫy uế trược xấu xa. Thân nầy tạm bợ, rỗng không, dù có ăn mặc, tắm rửa nhưng chung qui cũng tiêu ma hoại diệt. Thân nầy là tai họa chứa nhóm một trăm lẻ một bệnh khổ sầu đau. Thân nầy như giếng trên đất gò, bao nhiêu lão bệnh bức ngặt thường xuyên. Thân nầy không cố định, vì không biết sẽ chết lúùc nào. Thân nầy như rắn độc, như giặc thù, như hội tụ hư không, do ngũ ấm, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới gá hợp mà thành.
6.- Thưa chư nhân giả: phải sanh tâm khinh rẻ cái thân nầy và nên sanh tâm ham mến thân Phật. Vì thân Phật là pháp thân. Thân Phật từ vô lượng công đứùc trí tuệ sanh. Từ giới, định tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến sanh. Từ từ, bi, hỉ, xã sanh. Từ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ sanh. Từ phương tiện sanh. Từ lục thông sanh. Từ tam minh sanh.Từ ba mươi bảy phẩm trợ đạo sanh. Từ chỉ quán sanh. Từ thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng pháp sanh. Từ chỗ dứt hết tất cả các pháp bất thiện, chứa nhóm tất cả thiện nghiệp sanh. Từ không phóng dật sanh. Từ vô lượng pháp thanh tịnh như thế màsanh thân Như Lai.!
Thưa chư nhân giả: muốn được thân Phật, muốn vứt bỏ cái thân nhiều bệnh khổ của chúng sanh thì phải phát tâm vô thượng Bồ Đề! Trưởng giả Duy Ma Cật vì những người đến thăm bệnh, nói những pháp ứng cơ như thế, khiến cho vô số nghìn người phát tâm vô thượng Bồ Đề.
TRỰC CHỈ
1.- Tạo cái cớ qui tựu đông người đến để thuyết pháp, Bồ Tát Duy Ma Cật không bệnh giả bệnh. Đó là phương tiện về việc làm.
Pháp được nói ở phẩm kinh nầy chưa đá động gì đến pháp Đại thừa. Chỉ nói thuần pháp Tiểu thừa. Đó là phương tiện về thuyết pháp. Hướng dẫn tư tưởng của đại chúng từ suy nghĩ về thân để chán ngán xem thường thân vì sự mục bở, sự bất tịnh, sự không bền chắc. Khuyến khích mọi người hãy phát tâm ham mộ Phật thân. Thân Phật là thân Kim cang bất hoại cô động bởi vô lượng công đức và là sự thể hiện của Bồ Đề Niết Bàn vô thượng. Đó là phương tiện về tư tưởng trong sự nghiệp giáo hóa độ sanh.
2.-Qua thành tích, Bồ Tát Duy Ma Cật có gần đủ những đức tính từ bi, trí tuệ, phương tiện biện tài… của Phật.
Bồ Tát Duy Ma Cật rõ là thành phần tích hạ bản cao.
Thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đó là đạo đức của các nhà chánh trị cổ kim, vì sự nghiệp ích quốc lợi dân cho một nước.
Bồ Tát Duy Ma Cật ở giai cấp nào gương mẫu trong giai cấp đó. Có vậy, chúng sanh mới nghe, mới tin, mới phục thì lý tưởng và mục đích của Bồ
Tát mới hiện thực và tồn tại ở trong lòng chúng sanh.
3.- Muốn bắt hùm phải vào hang cọp. Muốn cảm hóa giới nào phải đồng sự với họ. Đường lối đó Bồ Tát Quán Thế Âm đã làm. Đó là “thủ đoạn” nhưng đem lại hiệu quả cao.
Thực ra “thủ đoạn” và “phương tiện” là một. Là thủ đoạn hay là phương tiện, chỉ
biết sau khi kết quả của việc làm cụ thể hình thành.
4.- Thân vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh.Thân như mộng, huyễn, bào, ảnh, như ba tiêu, như Càn thát bà thành…Cần phải yểm ly khinh sẽ nó. Đó là cái nhìn của chủng tánh Tiểu thừa. Chừng nào nhận thấy được các đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của hiện tượng vạn pháp ,mới là người đích thực chứng ngộ chân lý. Đó là cái thấy của người chủng tánh Đại thừa.
5.-Yểm ly thân nầy ham cầu thân Phật, chưa phải là người thể nhập tri kiến Phật của chính mình. Vì vậy pháp mà Bồ Tát Duy Ma Cật thuyết ở phẩm kinh nầy là pháp phương tiện.
Trang: 1 2 3 4

DUY MA CẬT – Tập I (Chương 1)

DUY MA CẬT – Tập I (Chương 1)

LỜI TỰA TẬP I
Kinh Duy Ma Cật là bộ kinh thuộc hệ tư tưởng Đại thừa Viên đốn, là thứ giáo lý mãn tự. Giáo lý kinh Duy Ma Cật dạy cho mọi người về pháp môn giải thoát bất tư nghì. Hành giả thực hiện được là thành Phật như đức Phật Thích Ca và thập phương chư Phật đã thành. Ai có khả năng đoạn sạch vô minh, trừ hết phiền não thì tức thân thành Phật và cõi nước Phật hiển hiện ngay cõi đời này. Giáo lý kinh Duy Ma Cật dạy rằng: Quả vô thượng Bồ Đề không phải là cái hứa hẹn để cho mọi người mõi mòn hy vọng ước mơ. Mà mọi người ai cũng có khả năng đạt đến bằng nghị lực và trí tuệ của mình.
Trưởng giả Duy Ma Cật là người bất tư nghì. Ngài thuyết bất tư nghì pháp, trình diễn bất tư nghì cảnh, tập họp bất tư nghì chúng, khiến mọi người phát bất tư nghì tâm, chung qui tán thán bất tư nghì công đức của Phật. Quả vô thượng Bồ Đề, Phật là mục đích đến, mà Bồ tát Duy Ma Cật vận dụng vô số bất tư nghì sự để hướng dẫn cho mọi người.
Giáo lý Tiểu thừa có đề cập, phước báo nhơn thiên có nói đến, nhưng nói nhơn thiên để phủ định phước báo nhơn thiên. Đề cập Tiểu thừa để khiển trách họ về Niết Bàn sở đắc.
Ba lần hiện Tịnh độ nhằm phổ cáo với đại chúng về thần lực bất tư nghì:
- Với sức thần bất tư nghì của Phật nhãn, đại chúng trông thấy cõi Tịnh độ ở
ngay nơi Ta Bà uế độ
- Với sức thần bất tư nghì của tuệ nhãn, đại chúng trông thấy, ngoài Ta bà uế độ, còn có Tịnh- độ của Phật Hương Tích rực rỡ trang nghiêm và xa thẳm.
- Với sức thần bất tư nghì của tuệ nhãn họp cùng Phật nhãn, đại chúng trông thấy Tịnh độ của đức Vô Động Như Lai sáp nhập với uế độ Ta bà mà không có tướng rộng hẹp, khiến cho đại chúng bừng tỉnh ngộ: Uế độ và tịnh độ không rời cảnh giới này.
Bộ kinh Duy Ma Cật, từ Tây vức truyền sang Trung quốc, trước sau có sáu nhà
dịch:
Kinh.
1.- Đời Hậu Hán (25-220 TL) Ngài Nghiêm Phật Điều dịch, nhan đề: Cổ Duy Ma
2.- Đời nhà Ngô (221-280) cư sĩ Chí Khiêm dịch, nhan đề: Duy Ma Cật Sở
Thuyết Bất Tư Nghì Pháp Môn.
3.- Đời Tây Tấn (265-317) Ngài Trúc Pháp Hộ dịch, nhan đề: Duy Ma Cật Sở
Thuyết Pháp Môn Kinh.
4.- Ngài Trúc Pháp Lan dịch, nhan đề: Tỳ La Cật Kinh.
5.- Đời Diêu Tần (344-413) Ngài Cưu Ma La Thập dịch, nhan đề: Phật Thuyết Vô
Cấu Xưng Kinh.
6.- Nội dung tư tưởng các bản dịch đại thể không khác nhau nhiều, nhưng ý nhị uyên thâm thì có sâu có cạn. Do vậy, suốt quá trình dịch sử cho đến ngày nay, các tòng lâm Phật học đều ái mộ bản dịch với nhan đề: “DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH” của Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập.
Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, ở Trung Hoa xưa nay tiền bối sớ giải rất nhiều. Ở Việt Nam ta, người dịch và giải trước sau cũng không ít. Tuy nhiên, do tư-duy nhận thức khác nhau và góc độ nhìn ngắm không đồng. Cho nên công trình phiên dịch và sớ giải kinh điển Phật, có lẽ là công trình sáng tạo không ngừng, mới có thể đáp ứng yêu cầu cho nhiều căn cơ đối tượng.
Phát xuất từ quan điểm nhận thức đó, nhìn qua các bản dịch tại nước ta, tôi thấy cần tham dự đóng góp kiến giải Phật học của mình. Trước là “Ôn cố tri tân” đồng thời cung ứng cho hàng Phật tử hữu duyên cùng đi trên con đường đạo.
Kinh “Duy Ma Cật Sở Thuyết” của Ngài Cưu Ma La Thập, sau khi dịch ra tiếng Việt, tôi viết thêm phần “TRỰC CHỈ” ở sau mỗi chương hoặc sau mỗi đoạn, thay vì lời sớ giải mà các tiền bối cổ kim thường làm.
TRỰC CHỈ có nghĩa là chỉ thẳng, ý tứ tiềm ẩn, phân tích rõ ràng nghĩa lý sâu xa bàng bạc ở kinh văn, nhằm hướng dẫn cho người đọc nắm được trọng tâm, biết rõ chủ đích từng bài pháp của mỗi vấn đề.
Nhưng than ôi!
Ý Phật nhiệm mầu trông như mây phủ ở đầu non, đến được đầu non mây xa tít.
mù.
Cơ thiền bảng lảng tưởng chừng trăng trôi mặt nước, hớt tan mặt nước trăng sâu
Do vậy, không thể nào TRỰC CHỈ hết mọi mặt của ý kinh. Cho nên tôi chọn nhan đề của công trình nho nhỏ này là:
“DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG”.
Tôi hy vọng giáo án này, – tôi gọi là giáo án, vì những kinh luận của tôi biên soạn nhằm để triển khai hướng dẫn mọi người đệ tử Phật, học chánh pháp, hành chánh pháp, sống theo chánh pháp và truyền bá chánh pháp chớ không chủ trương đem tụng trước bàn thờ Phật. Giáo án này được đến tay Tăng, Ni sinh trung cao Phật học các trường, tôi xem đó là một cơ hội đóng góp phần nho nhỏ của mình trong sự nghiệp tục diệm truyền đăng.
Đối với hàng Phật tử tại gia tín tâm đã phát khởi với chủng tánh Đại thừa vốn có của mình, đọc học được kinh này thì đường tu tập vững bước tiến lên, không một thế lực ma quân tà đạo nào dám lấy mắt mà nhìn, đừng nói chi chuyện manh tâm mê hoặc.
“Học, học nữa và học mãi” Học cho đến khi:
- Bồ-Đề quả thục, nhất chân phi sắc phi không.
- Bát Nhã hoa khai, vạn pháp tức Tâm tức Phật.
Viết tại HUỲNH MAI TỊNH THẤT Ngày 16 tháng 12 năm 1991
Pháp Sư : Thích Từ Thông
Kính đề.
PHÀM LỆ
Bộ kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết gồm cả thảy mười bốn chương, được chia thành hai tập. Tập Một có năm chương và tập Hai có chín chương. Khi nghiên cứu bộ kinh này, kính mong quý đọc giả lưu ý:
1.- Phần nguyên văn được in chữ đứng. Đó là phần dịch đúng nguyên bản của kinh văn.
2.- Phần Trực chỉ in chữ nghiêng để cho đọc giả dễ phân biệt. Phần này do tôi đóng góp bằng kiến giải của riêng mình. Hy vọng phần Trực chỉ sẽ giúp cho đọc giả manh mối để tư duy, gợi trí nhận xét khi các Ngài thiền tọa.
3.- Đoạn kinh văn dài, có nhiều ý, tôi đánh số 1, 2, 3 v.v… Đoạn có đánh số là có tiềm ẩn ý nghĩa sâu xa. Tôi phân tích diễn giải phần ý nghĩa tiềm ẩn đó trong phần Trực chỉ sau chương hoặc sau đoạn kinh văn đó.
Mấy lời kính cáo, mong chư đọc giả lưu tâm. Việc tác phẩm hoàn bị hay chưa, giúp ích cho đời được nhiều hay ít, thiết tưởng không có gì đáng nói.
Tôi cho rằng tất cả chúng ta ngày nào còn sống trên cõi đời, thì còn phải:
“Học, học nữa và học mãi”
Pháp Sư : Thích Từ Thông
Cẩn chí.
CHƯƠNG THỨ NHẤT CÕI NƯỚC PHẬT
1.- Lúc bấy giờ đức Phật ở vườn xoài địa phận thành Tỳ Da Ly cùng với số chúng Tỳ Kheo và Bồ Tát đông đến hàng ngàn người. Tất cả là những người đã trồng sâu cội đức tri hành tự tại trong sự nghiệp giải thoát giác ngộ, các vị gìn giữ chánh đạo, làm tường thành hộ pháp, truyền bá chánh pháp là bạn lành của chúng sanh.
Thi hành nhiệm vụ nối dòng Tam bảo, hàng phục ma quân chế ngự ngoại đạo. Tâm hành của các Ngài thanh tịnh, xa lìa ngũ cái, thập triền, niệm định không rời, biện tài vô ngại. Nói pháp lục độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, các Ngài thành tựu viên mãn. Được vô sanh nhẫn mà không khởi tâm sở đắc. Tùy thuận căn cơ mà chuyển pháp luân. Thấu rõ thực tướng các pháp, biết suốt căn tánh chúng sanh. Công đức và trí huệ vượt hơn đại chúng. Tướng hảo đoan nghiêm, uy đức vòi vọi. Đức tin vững chắc thường mưa pháp nhủ độ sanh. Thuyết phục nhơn tâm, truyền đạt pháp âm vi diệu. Thâm nhập chân lý, thấy rõ vạn pháp duyên sanh. Dứt hết tà kiến không kẹt hai bên. Hoặc lậu tam giới không còn, thuyết pháp như sư tử hống. Trí tuệ biện tài vô ngại. Được thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng pháp. Từng đóng bít các cửa ác thú mà hiện thân trong ngũ đạo làm vị đại y vương. Tùy bệnh chúng sanh mà cho thuốc pháp. Bản vị của các Ngài vốn là những người đã thành tựu vô lượng công đức trang nghiêm trong cõi nước chư Phật mười phương.
2.- Danh hiệu của các Ngài là: Đẳng Quán Bồ Tát, Bất Đẳng Quán Bồ Tát, Đẳng Bất Đẳng Quán Bồ Tát, Định Tự Tại Vương Bồ Tát, Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát, Pháp Tướng Bồ Tát, Quang Tướng Bồ Tát, Quang Nghiêm Bồ Tát, Bảo Tích Bồ Tát, Biện Tích Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát v. v…
Lại có Phạm Thiên Vương Đế Thích, Thiên Long Bát Bộ. Có các Tỳ Kheo, Tỳ
Kheo Ni, Ưu Bà Tắc,Ưu Bà Di tham dự thính pháp rất đông.
3.- Hôm nay trong thành Tỳ Da Ly có vị trưởng giả tử tên là Bảo Tích cùng với năm trăm trưởng giả tử, mỗi vị cầm một cây lọng thất bảo đồng đến đảnh lễ Phật, rồi cùng dâng tất cả lọng ấy cúng dường Phật.
Do uy thần Phật, năm trăm cây lọng hợp thành một. Cõi nước trong ba ngàn đại thiên thế giới; các núi Tu Di, núi Tuyết. Các biển cả, sông ngòi…mặt trời, mặt trăng vô vàn tinh tú. Các Thiên cung, Long cung, Thần cung và cảnh giới chư Phật thuyết pháp, nhập Niết bàn trong mười phương đều hiện rõ trong cây lọng báu.
Đại chúng trông thấy sức thần Phật, đồng tán thán: là một sự kiện hi hữu. Ðại chiêm ngưỡng Phật sững sờ không nháy mắt.
4.- Bây giờ trưởng giả tử Bảo Tích thay lời đại chúng trước Phật, nói lên bài kệ
phát xuất từ lòng ái mộ, tôn kính vô biên:
Mắt Phật đẹp như hoa sen xanh Tâm Phật hằng trụ trong Thiền định Tịnh nghiệp tích lũy từ lâu đời
Ðại chúng cúi đầu nguyền tu học. Sức thần Phật vượt quá nghĩ bàn Hiện rõ mười phương vô lượng cõi Chư Phật thuyết pháp hành Phật sự Ðại chúng hết thảy được thấy nghe.
Pháp vương pháp lực vượt quần sanh
Thí pháp, thí tài cho tất cả Phân biệt dạy rành các pháp tướng Chân lý đệ nhất nghĩa siêu tuyệt. Thế tôn tự tại trước các pháp
Ðại chúng đãnh lễ đấng pháp vương Thuyết pháp không có cũng không không Có nhân duyên Như Lai nói có.
Pháp vốn vô ngã vô thọ giả
Thiện ác nghiệp không bao giờ mất
Khi xưa tịnh tọa cội Bồ Ðề
Ðược giải thoát chứng thành đại giác Diệt tâm, diệt hành ý rồng rang. Cho nên chế phục hàng ngoại đạo Ba lần thuyết pháp cõi đại thiên Pháp luân ấy bản lai thanh-tịnh
Trời người chứng đạo nhờ nương đó.
Tam-bảo giờ hiện hữu cõi đời Phật dùng pháp được độ quần sanh Bệnh , Lão , Tử đại y vương Phật Kính lễ đức pháp hải vô biên
Khen chê bất động Diệu cao sơn
Tốt xấu xứ dụng một tâm từ Tâm hành bình đẳng như hư không Ai nghe đấng nhân hảo cung kính Con dâng Thế Tôn cây lọng mọn Tam Thiên thế giới hiện trong đây Ðại chúng tán thán điều hi hữu Chúng con đãnh lễ đấng Từ Tôn.
Ðấng pháp vương nhiều người quí ngưỡng
Tâm Tịnh nhìn Phật thấy an vui Tự thấy Thế tôn ở trước mìmh. Đấy là sức thần bất cộng pháp
Phật thuyết pháp đồng một pháp âm
Các cơ tùy hiểu hợp cơ mình Tự nhủ: Thế Tôn vì ta nói. Đấy là thần lực pháp bất cộng
Phật thuyết pháp cùng một diệu pháp Chúng sanh tùy tánh hiểu khác nhau Dù hiểu khác đều được lợi ích
Đấy là thần lực pháp bất cộng Phật thuyết pháp đồng một pháp âm Nghe ra hoặc sợ hoặc vui mừng
Yểm ly trần tục hoặc đoạn nghi. Đấy là thần lực pháp bất cộng Kính lễ đấng Thập lực viên mãn Kính lễ đấng vô sở úy viên mãn
Kính lễ đấng bất cộng pháp viên mãn Kính lễ đấng đạo sư của chúng sanh Kính lễ đấng viễn ly triền phược Kính lễ đấng đã đến bờ bên kia
Kính lễ đấng vượt khỏi thế gian Kính lễ đấng vĩnh ly đường sanh tử Kính lễ đấng vô sở y như hư không
Không nhiễm thế gian như hoa sen
Hằng trụ an nhiên hạnh không tịnh.
Sau khi nói bài kệ xong, Trưởng giả tử bèn thưa với Phật: “Bạch Thế Tôn, năm trăm trưởng giả tử nầy đã từng phát tâm cầu Vô thượng Bồ Đề. Hôm nay chúng con muốn được nghe Phật dạy cho chúng con về cõi nước thanh tịnh của Phật và xin Phật dạy cho chúng con trên đường tu hành muốn xây dựng cho mình cõi Phật thanh tịnh thì phải làm sao?
5.- Phật dạy: Bảo Tích và các trưởng-giả tử hảy lắng nghe. Hôm nay Như Lai sẽ
dạy cho các Ông về vấn đề xây dựng cho mình có được cõi Phật thanh tịnh.
Này Bảo Tích: Mọi tầng lớp chúng sinh chính là cõi Phật thanh tịnh của Bồ Tát. Vìsao? Vì Bồ Tát dựa trên công hạnh giáo hóa chúng sanh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Tùy sự điều phục chúng sanh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Tùy sự bồi dưỡng trí tuệ cho chúng sanh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Tùy sự gieo trồng Phật chủng cho chúng sanh mà Bồ Tát có được cõi Phật thanh tịnh.
Này Bảo Tích: Bồ Tát có được cõi Phật thanh tịnh là dựa trên công hạnh làm lợi lạc cho chúng sanh. Ví như người muốn xây cất lâu đài phải xây nền móng trên đất vậy. Nếu không có đất, không thể xây cất lâu đài. Lại cũng ví như hoa sen. Sen không mọc trên đỉnh núi đá cao trơ trọi. Sen và hoa sen phải được mọc và trổ tự bùn lầy.
Bồ-Tát cũng như vậy, do làm lợi lạc cho chúng sanh mà Bồ Tát có được cõi
Phật thanh tịnh và nhận thấy cõi nước ấy.
Này Bảo Tích, Ông nên biết:
Bồ Tát xây cõi Phật cho mình cõi Phật bằng TRỰC TÂM; vì vậy khi thành Phật không còn chất lòn cúi, nịnh bợ ở con người.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng THÂM TÂM; vì vậy khi thành Phật, đầy đủ tất cả công
đức lành.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng BỒ ĐỀ TÂM; vì vậy khi thành Phật, Phật chỉ nói pháp
Đại thừa.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng việc làm BỐ THÍ; vì vậy khi thành Phật, viên mãn hạnh xã ly.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng công đức TRÌ GIỚI; vì vậy khi thành Phật, thập thiện nghiệp đạo viên mãn.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng hạnh NHẪN NHỤC; vì vậy khi thành Phật, có đủ 32 tướng hảo trang nghiêm.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng sức TINH TẤN; vì vậy khi thành Phật, chỉ có phát triển công đức lành
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng THIỀN ĐỊNH; vì vậy khi thành Phật, thường bất loạn trong sự nhiếp tâm.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng TRÍ TUỆ; vì vậy khi thành Phật, cõi nước chỉ có chúng sanh chánh định.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng TỨ VÔ LƯỢNG TÂM; vì vậy khi thành Phật, từ, bi, hỷ, xã thành tựu viên mãn.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng TỨ NHIẾP PHÁP; vì vậy khi thành Phật, có đầy đủ
chánh pháp để hóa độ chúng sanh.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng PHƯƠNG TIỆN; vì vậy khi thành Phật, vận dụng cách
độ sanh tùy ý.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng 37 PHẨM TRỢ ĐẠO; vì vậy khi thành Phật, pháp Tứ niệm xứ, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Giác chi và Bát chánh đạo đầy đủ.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng sự THUYẾT PHÁP, dạy cho mọi người dứt trừ nhân
BÁT NẠN; vì vậy khi thành Phật, không còn cái nhân sanh trong tam đồ.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng TỰ GIỮ GIỚI HẠNH, KHÔNG CHÊ BAI CHỖ SAI KHUYẾT của người khác; vì vậy khi thành Phật không có cái từ phạm giới.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng THẬP THIỆN NGHIỆP; vì vậy khi thành Phật không chết yểu, phạm hạnh toàn vẹn, lời nói chắc thật, ngôn âm dịu dàng, quyến thuộc thân thương, hòa giải khéo léo không có tật đố, không có phẫn nộ, mọi cử chỉ hành động đều lợi ích cho chúng sanh.
Như thế đó Bảo Tích! dựa trên trực tâm mà phát hạnh, do phát hạnh mà được thâm tâm. Do thâm tâm mà ý được điều phục. Do ý điều phục mà việc làm đúng lời nói. Do lời nói và việc làm đúng mà được hồi hướng. Do hồi hướng mà có phương tiện. Do phương tiện mà hóa độ chúng sanh. Do hóa độ chúng sanh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Do cõi Phật thanh tịnh mà thuyết pháp thanh tịnh. Do thuyết pháp thanh tịnh mà trí tuệ thanh tịnh. Do trí tuệ thanh tịnh mà tâm thanh tịnh. Do tâm thanh tịnh mà có tất cả công đức thanh tịnh.
Như thế đó Bảo Tích! Bồ Tát muốn có cõi Phật thanh tịnh thì phải tu sửa tâm mình thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì Bồ Tát có được cõi Phật thanh tịnh.
6.- Lúc bấy giờ Ông Xá Lợi Phất khởi ý hoài nghi rằng: Nếu tâm Bồ Tát thanh tịnh thì có cõi nước Phật thanh tịnh; vậy Thế Tôn ta xưa
kia khi tu nhân, hành Bồ Tát hạnh có lẽ nào tâm không thanh tịnh hay sao mà cõi Phật ngày nay không thanh tịnh như thế này.
Phật biết ý niệm hoài nghi của Ông Xá Lợi Phất, liền bảo:
Xá Lợi Phất! Ông nghĩ thế nào? Mặt trời, mặt trăng há chẳng sáng sao? Thế mà những ng ười mù không thấy ? Ông Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn, có. Mặt trời, mặt trăng vẫn sáng nhưng người mù không thấy, lỗi tại mắt họ mù!
Phật dạy: Xá Lợi Phất! Do vì tội chướng của chúng sanh làm cho chúng sanh không thấy cõi nước thanh tịnh trang nghiêm của Phật; chứ không phải cõi nước của Phật không thanh tịnh trang nghiêm.
Xá Lợi Phất! cõi nước của Phật vốn thanh tịnh tại Ông không thấy.
Bấy giờ Trời Loa Kế Phạm Vương nói với Ông Xá Lợi Phất: Ông đừng nghĩ như vậy, không nên cho rằng cõi Phật của Thế Tôn ta không thanh tịnh. Chính tôi thấy cõi Phật Thích Ca Mâu Ni thanh tịnh như cung của Trời Tự Tại; như cõi nước của chư Phật trong m ười phương. Ông Xá Lợi Phất nói:
Tôi thấy cõi này gò nỗng, gai gốc, núi non, rừng rú và nhiều những thứ cấu uế.
Loa Kế Phạm Vương nói: Tại vì tâm của Ngài còn phân biệt thấp cao cho nên Ngài thấy cảnh giới có thấp cao, gò nỗng. Tại Ngài không xử dụng tuệ nhãn cho nên Ngài thấy cõi nước Phật không thanh tịnh! Thưa Ngài Xá Lợi Phật! Bồ Tát nhìn thấy tất cả chúng sanh bằng cái thấy bình đẳng. Phát xuất từ thâm tâm thanh tịnh và xử dụng trí tuệ thanh tịnh thì Ngài s ẽ thấy cõi nước Phật thanh tịnh.
Bấy giờ đức Phật dùng ngón chân ấn xuống đất, tức thì ba ngàn đại thiên thế giới hiển hiện trang nghiêm đẹp đẽ như muôn ngàn thứ trân bảo hợp thành, chẳng khác gì cõi nước của đức Phật Bảo Trang nghiêm kết hợp bằng vô lượng bảo trang nghiêm công đức.
Đại chúng xem thấy hớn hở vui mừng và tán thán là việc thế gian chưa từng có. Mọi người bỗng nhiên tự thấy mình đang ngồi trên tòa sen báu.
Phật bảo: Xá Lợi Phất! Ông đã thấy cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh ấy chưa? Bạch Thế Tôn! Ông Xá Lợi Phất thưa: Đúng vậy. Thế Tôn, việc này từ trước đến
nay con chưa từng thấy và cũng chưa đư ợc nghe.
Xá Lợi Phất: Cõi nước của ta thường thanh tịnh trang nghiêm như thế. Chỉ vì người nghiệp chướng nặng nề, phước đức mỏng manh mà thấy toàn những cảnh bất tịnh nhơ xấu. Cũng như số chư Thiên cùng thọ dụng một bát quí đựng cơm, vậy mà tùy phước đức của mỗi chư Thiên mà màu cơm và mùi hương có khác.
Xá Lợi Phất! Nếu tâm của người thanh tịnh thì nhìn thấy cõi nầy là cõi vô lượng công đức trang nghiêm thanh tịnh.
Đang lúc Phật hiện cõi nước trang nghiêm thanh tịnh và dạy về chânlý liễu nghĩa thượng thừa này thì Bảo Tích và năm trăm trưởng giả tử cùng thể nhập được vô sanh pháp nhẫn. Rất nhiều người phát tâm cầu vô thượng Bồ Đề; nhiều hàng Trời, người tỏ ngộ pháp hữu vi vô thường, xa lìa trần cấu, tâm ý rỗng rang trong sáng.
Đức Phật thâu nhiếp thần lực, thế giới Ta Bà trở lại trạng thái cũ, vẽ đẹp trang nghiêm thanh tịnh không còn.
TRỰC CHỈ
1.- Phật quốc là cõi nước Phật. Nói cách khác là cảnh giới của người tỉnh thức hoàn toàn và giác ngộ chân lý trọn vẹn.
Cõi nước Phật không ở cao cũng chẳng phải ở xa. Cõi nước Phật tại tâm người. Tâm người dứt hết các vô minh phiền não, tâm người sáng suốt giác ngộ chân lý trọn vẹn và sống đúng chân lý thì tâm đó là Phật. Người có tâm Phật ở đâu thì cõi nước đó trở thành cõi nước Phật là Phật quốc.
Thế cho nên cõi Ta bà đối với chúng sanh là cõi chúng sanh phải chịu nhiều khổ lụy bất bình. Vậy mà đối với đức Thích Ca Mâu Ni Phật thì ngay nơi cõi Ta bà trở thành Phật quốc đẹp đẻ trang nghiêm thanh tịnh: “Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh”. Hể tâm người thanh tịnh thì có cõi Phật thanh tịnh.
2.- Danh hiệu của Bồ Tát tiêu biểu cho đức độ và hạnh nguyện của vị Bồ Tát đó.
Đẳng Quán Bồ Tát là vị Bồ Tát thường xử dụng quán trí nhận thức bên mặt “bình
đẳng” trên phương diện bản thể chung cùng.
Bất Đẳng Quán Bồ Tát là vị Bồ Tát thường xử dụng quán trí nhận thức vạn pháp bên mặt “sai biệt” trên phương diện hiện tượng tùy duyên.
Đẳng Bất Đẳng Quán Bồ Tát là vị Bồ Tát vận dụng quán trí toàn diện nhận thức vạn pháp cả hai mặt bản thể và hiện trạng, bình đẳng lẫn sai biệt.
Ngài…
Tất cả Bồ Tát qua danh hiệu, người học Phật có thể nhận biết tổng quát về các
3.-Phật nhận 500 cây lọng của các trưởng-giả tử cúng dường. Phật dùng sức thần hợp 500 cây lọng thành một. Hiện tượng này, nhằm dạy cho
đại chúng bài pháp: “Tất cả là một” và “Một là tất cả”.
Hiện tượng vạn pháp duyên sanh nhiều vô lượng. Nhưng bản thể của chúng thì chung cùng. Trong một cái nầy có chất liệu của cái kia. Trong những cái kia có chất liệu của một cái nầy.
Tam thiên đại thiên thế giới và cõi nước của chư Phật mười phương hiện rõ trong cây lọng. Sự kiện đó đức Phật muốn dạy cho đại chúng bài pháp: “Nhất chơn pháp giới” và “Pháp giới bất nhị”.
Khi mê thì tứ Thánh lục phàm có ranh giới. Có khổ có vui. Nhưng nhìn pháp giới qua Phật nhãn, qua sức thần Phật thì pháp giới trở thành nhất chơn, xóa hết ranh giới phân chia và ngăn cách.
Người đời mơ ước cái “Thế giới đại đồng” nguyên tắc chung cũng gần giống như vậy. Khi con người “Giác ngộ” thân thương nhau như ruột thịt thì bờ cõi đất nước còn ngăn ranh cắt giới để làm gì.
4.- Các trưởng giả tử vì quá kính mộ, nói kệ tán thán Phật. Việc làm đáng khen. Nhưng những lời lẽ tán thán đó, chẳng khác nào trẻ con khen ngọc kim cương đẹp. Làm sao lũ trẻ hiểu hết được giá trị màu sắc cúa ngọc kim cương.
5.-Muốn có cõi Phật thanh tịnh trước phải tịnh tâm. Tâm thanh tịnh thì có cõi Phật thanh tịnh.
Muốn xây dựng cõi Phật, Bồ Tát phải dựa nơi chúng sanh. Chúng sanh là cơ sở để Bồ Tát xây dựng cõi Phật cho miønh. Bồ Tát rời chúng sanh thì không còn đối tượng để thi thố Bồ Tát hạnh.
Xây lâu đài phải xây trên đất, cũng như hoa sen đẹp phải mọc từ bùn. Do có chúng sanh, do sự điều phục và giáo hóa chúng sanh, Bồ Tát xây dựng cho
mình một lâu đài Phật quốc. Dựa trên cơ sở chúng sanh Bồ Tát có thể thực hiện.
Trực tâm, Thâm tâm, Bồ đề tâm, Tứ vô lượng tâm, Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục,Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ… Đó là chất liệu, Bồ Tát xây dựng nên cõi Phật.
6.- Cõi Phật của đức PhậtThích Ca vẫn trang nghiêm thanh tịnh không kém gì cõi nước của chư Phật mười phương. Thế mà Ông Xá Lợi Phất lại thấy không thanh tịnh chẳng trang nghiêm.
Cái ví dụ người mù đứng dưới ánh nắng ban mai trước cảnh trăm hoa đua nở mà chàng ta không thể thấy sáng, cũng chẳng có gì đẹp đẽ tí nào.
Lỗi tại ai? Mọi người đã rõ.

Trang: 1 2 3 4
Theo: http://www.daophatngaynay.viettt.com
Kinh A Di Đà và tư tưởng Đại Thừa – HT Thích Từ Thông

Kinh A Di Đà và tư tưởng Đại Thừa – HT Thích Từ Thông

Kinh A Di Đà
Hán dịch: nhà Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, TP.HCM, Việt Nam

1. Kỳ Viên đại hội.

Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Độc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc A La Hán mọi người đều quen biết, như là: Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Đại Mục-Kiền-Liên, Đại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Đa, Châu-Lợi-Bàn-Đà-Già, Nan-Đà, A-Nan-Đà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Đề, Tân Đầu-Lư-Phả-La-Đọa, Ca-Lưu-Đà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Đà, những vị đại đệ tử như thế. Và hàng Đại Bồ Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Đa Bồ Tát, Càn-Đà-Ha-Đề Bồ Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát… cùng với các vị Đại Bồ tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích-Đề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng đến dự hội.

2. Y báo, Chánh báo.

Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: “Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.

3. Y báo trang nghiêm

Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc? Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.
Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch.
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà la. Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành.
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy. Lại nữa, Xá-Lợi-Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã.
Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!
Xá-Lợi-Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao? Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ.
Xá-Lợi-Phất! Cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi.
Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

4. Chánh báo vô lượng thù thắng.

Xá-Lợi-Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà.
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn nại đến nay, đã được mười kiếp.
Xá-Lợi-Phất! Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng đông như thế.
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Xá-Lợi-Phất! Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.
Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi!
Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó. Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.

5. Nhơn sanh vãng lai

Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.
Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.

6. Sáu phương Phật đồng khuyên tin

Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Đại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-Âm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi Tam thiên Đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật- Nguyệt-Đăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Đăng Phật, Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Đạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Âm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Đức Phật, Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật… Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: “Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là Kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?
Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

7. Thuyết kinh rất khó

Xá-Lợi-Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời nầy: “Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này”.
Xá-Lợi-Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó! Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá-Lợi-Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra. Phật nói kinh A Di Đà.
—o0o—
Chú thích nghĩa:
1. Trong kinh này, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuật nói chánh báo và y báo thù thắng trang nghiêm của đức Phật A Di Đà.
2. Triều Tấn (Tàu), Diệu Hưng chiếm một phần đất xưng Vương, quốc hiệu là Tần nên gọi là Diệu Tần. Bậc thông hiểu tam tạng kinh, luật và luận, có thể giảng nói để dạy mọi người nên gọi là Tam Tạng Pháp Sư. Ngài Cưu Ma La Thập người xứ Thiên Trúc, qua Tàu làm một nhà dịch kinh chữ Phạn ra chữ Tàu có danh tiếng nhất.
3. Ông Cấp Cô Độc Trưởng Giả mua khu vườn của ông Kỳ Đà Thái Tử, con vua Ba-Tư-Nặc, nước Xá Vệ. Thái tử cúng luôn rừng cây trong đó, rồi hai người chung sức nhau dựng Tịnh Xá dể thỉnh Phật cùng chúng hội về ở. Do đó nên hiệp cả hai tên của hai người để đặt tên chốn ấy mà gọi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên vậy. Đệ tử của đức Phật rất đông, không phải chỉ có 1.250 người, nhưng vì 1.250 vị Đại A-La-Hán nầy là những vị được Phật độ trước và theo hầu cận bên Phật luôn, nên trong kinh thường ước lược nói số đó.
4. A-Dật-Đa là tên của đức Di-Lặc Bồ Tát. – Càn-Đà Ha-Đề Bồ Tát là ngài Bất-Hưu-Tức Bồ Tát – Thích-Đề-Hoàn-Nhân là tên của Đế Thích, vua cõi trời Đao Lợi.
5. Y báo là chỗ nương ở, nhà cửa, ao rừng v..v.. gọi chung là cõi nước, trong đây y báo là nước cưc lạc. – Chánh báo là quả báo chánh thể, tức là loài người, trời, chim thú..v..v.. trong đây chánh báo là đức Phật A Di Đà cùng Bồ tát, Thanh Văn ..v..v..
[6]. Cõi nước ta đương ở đây gọi là Ta Bà có không biết bao nhiêu điều khổ lụy, nào tam khổ, bát khổ. Trái lại, bên cõi Cực lạc chỉ thuần có những điều vui sướng, nào tam lạc, bát lạc.
6.1 Khổ ở cõi Ta Bà
Tam Khổ:
1. Khổ khổ: mang thân sắc người nặng nề, nhơ uế, sống nay chết mai nầy đã khổ lắm rồi, mà trên cái khổ đó lại còn chồng thêm không biết bao nhiêu là sự khổ khác nữa, như già, bệnh, đói khát, nóng rét..v..v..
2. Hoại khổ: vô thường biến đổi, thân mạng như chỉ mành, tang thương xây chuyển, như sương đầu cỏ.
3. Hành khổ: trong mỗi niệm, tâm tưởng, biến chuyển luôn không ngừng.
Bát Khổ:
1. Sanh khổ: ở thai bào tối tăm nhơ uế, lọt lòng khổ trăm bề.
2. Lão khổ: lụm cụm già nua, mắt mờ tai điếc, trí lãng, lưng mỏi, gối dùn, mặt nhăn đầu bạc.
3. Bệnh khổ: đau rên bứt rứt, nhức nhối xót xa, ngồi nằm không yên, đi đứng không được.
4. Tử khổ: ngộp mệt, lộn tròng, méo miệng, chuyển xương, gân rút.
5. Cầu bất đắc khổ: lợi danh không toại, muốn phước trở mang họa, cầu thọ mà yểu vong.
6. Ái biệt ly khổ: cốt nhục phân tán, sanh biệt tử ly.
7. Oán tắng tội khổ: oan gia, đối đầu, cừu thù gặp gỡ.
8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: thân tâm dời đổi biến diệt, phút phút chẳng dừng, như ngọn lửa phừng phừng không khác.
6.2 Vui ở Cực Lạc
Tam Lạc:
1. Lạc trung lạc: thân cùng độ đều thù thắng, thân nhẹ, cõi xinh, ấm no, khương kiện…
2. Bất biến hoại lạc: thân mạng trường tồn, cõi nước không thiêu diệt…
3. Bất động trí lạc: định huệ dung thông, chánh tri bất động…
Bát lạc:
1. Sanh Lạc: thác chất liên hoa, thanh tịnh hóa sanh..
2. Vô lão lạc: mãi mãi trẻ trung, không già không yếu…
3. Vô bịnh lạc: hằng hằng khương kiện, không bệnh, không đau yếu…
4. Vô tử lạc: thọ mạng vô cùng, trường sanh bất diệt…
5. Toại nguyện lạc: tùy ý quả toại, y thưc tự nhiên…
6. Vô ái biệt ly lạc: bạn lành hải chúng, thân cận không rời..
7. Vô oán tắng hội lạc: thuần là Thượng-Thiện-Nhân, đồng tâm xứng ý..
8. Vô ngũ ấm thạnh lạc: thân tâm thanh tịnh, thường trụ không dời..
Không đâu khổ bằng Ta Bà, không đâu vui bằng Cực Lạc, vì thế mọi người nên nhàm lìa chốn Ta bà mà nguyện về chốn Cực Lạc.
7. Bốn báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Trong đây nói bốn báu mà chính là gồm bảy báu: vàng ,bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, và mã não. Trong Quán Kinh nói: hoặc có thứ cây thuần bằng vàng, hoặc có thứ cây thuần bằng bạc..v..v.. hoặc có thứ cây thân vàng lá bạc, nhánh lưu ly..v..v.. – Dầu bằng chất thất bửu chớ vẫn là cây sống, cũng như cây bên này bằng chất gỗ.
8. Trong đây nói đất là chỉ thuận theo tiếng nầy mà gọi thế, chớ chính thật cõi Cực Lạc thuần bằng chất vàng.. Tuyệt không có thứ đất bùn cát sỏi. – Tám công đức của nước trong ao bên Cực Lạc: trong sạch, nhẹ nhàng, mát mẻ, ngon ngọt, đượm thuần, êm đềm hòa huỡn, uống vào hết đói khát, và bổ khỏe thân tâm.
9. Người nước Cực Lạc đều có thần túc thông, trong nháy mắt có thể đi trải qua vô lượng thế giới. Đi kinh hành là đi vòng quanh chậm rãi, vừa đi vừa suy gẫm tưởng niệm những pháp lành. Phật, Pháp và Tăng… Đi kinh hành có hai điều lợi ích: (1) Thâu nhiếp tâm tưởng vào chánh niệm, phục trừ tà niệm loạn tưởng cùng biếng lười ngủ nghỉ, và (2) điều hoà thân thể, huyết khí lưu thông, tiêu hóa dễ dàng.
10. Tinh, tấn, niệm, định, huệ: người tu hành có năm đức nầy thời vững chắc trên đường đạo như cây có rễ nên gọi là ngũ căn (cội rễ). Nếu tất cả cảnh duyên không thể khuấy rối làm lay động được, thời năm đức trên gọi là ngũ lực (sức mạnh). Thất Bồ Đề Phần cũng gọi là Thất giác chi (7 đức giác ngộ) là Trạch pháp, Niệm, Tinh tấn, Hỉ, Khinh an, Định, và Xả. Bát Thánh Đạo Phần là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, và Chánh định. — trong cõi Ta bà nầy, những loài chim nhiếp thuộc vào súc sanh đạo, một ác đạo trong lục đạo, do ác nghiệp tội khiên mà chiêu cảm ra khổ báo ấy. Chim bên Cực Lạc thời khác hẳn, không phải là giống vật do tội báo cảm vời sanh ra, mà do thần lực của đức A Di Đà biến hóa ra để làm cho pháp âm được lưu chuyển khắp trong nước.
11. Đoạn nầy là đức Phật tự định danh nghĩa của ba đức A di Đà, vì có hai điều vô lượng: (1) Vô lượng quang, (2) Vô lượng thọ, nên đức Phật bên nước Cực Lạc hiệu là a Di Đà.
12. A-bệ-bạt-trí (Phạn âm) Hán dịch là bất thối chuyển, vào bực này thời một mực đi trên đường Thánh thẳng đến thành Phật, không còn bị thối sụt xuống phàm phu hay Tiểu thừa nữa. Tất cả mọi người được sanh về cõi Cưc Lạc đều vào bực bất thối cả, trong hàng bất thối lại có vô số bậc nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát (vì Bồ tát chỉ còn là Bồ tát trong một đời hiện tại, mãn đời hiện tại thời thành Phật, như hiện nay đức Di Lặc Bồ tát ở cung trời Đâu Suất nội viện là bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát vậy). Các bậc Thượng thiện nhân là chỉ các bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát.
13. Cõi Cực Lạc thù thắng trang nghiêm, phải có nhiều căn lành phước đức mới được sanh về đó. Niệm Phật được nhất tâm bất loạn thời là thành tựu căn lành phước đức rất lớn, đến khi lâm chung đức Phật A Di Đà cùng Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát ..phóng quang đến rước, quyết định đặng sanh cõi Cưc Lạc. – Niệm Phật không còn móng tưởng gì khác, không có mảy may thinh sắc gì khác xen vào, vững vàng không xao động gọi là nhứt tâm bất loạn.
14. Người tu Tịnh Độ phải có đủ ba điều: Tín (tin thật), Hạnh (chuyên tâm niệm Phật) và Nguyện (thiết tha muốn được sanh về cõi Cưc Lạc) Trong ba điều nầy, lòng tin đứng trước cả mà cũng là nền tảng của tất cả căn lành vì thế nên chư Phật ở sáu phương đồng khuyên bảo, cho mọi người sanh lòng tin chắc chắn quyết định.
Hằng hà sa số: là số cát sông Hằng. Sông Hằng là con sống lớn bên Thiên Trúc, nguồn từ dãy núi Hi Mã, chảy ngang xứ Thiên Trúc, đổ vào Ấn Độ Dương. Lòng sông và hai bên bãi có cát rất nhiều và rất mịn. Đương thời đức Phật thường nói pháp gần bên sông, nên phàm khi muốn chỉ một số lớn quá nhiều thời mượn số cát trong sông Hằng mà nói.
Tướng lưỡi rộng dài biểu tượng của sự thành thật. Trong kinh nói người nào chót lưỡi liếm đến đầu mũi, thời người ấy trong ba đời đã qua không hề có một lời nói dối. Lưỡi dài liếm đến đầu mũi còn như thế, huống nữa là rộng dài trùm khắp cả thế giới?
Một thái dương hệ là một tiểu thế giới. Một nghìn tiểu thế giới là một tiểu thiên thế giới. Một nghìn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới. Một nghìn trung thiên thế giới là một thế giới trải qua ba lần nhân cho số nghìn, nên gọi là Tam thiên đại thiên thế giới [1 tiểu thế giới x 1.000 x 1.000 x 1.000 = Đại thiên thế giới].
Đại thiên thế giới của ta ở đây tên là Ta Bà dịch là Kham khổ ngụ ý rằng trong cõi nầy có vô lượng sự thống khổ, mà chúng sanh trong đó vẫn kham chịu được.
15. Ngũ Trược: (1) Kiếp trược: kiếp là chỉ cho thời đại, thời gian. Trong thời đại nào mà có các món trược dưới đây thời là thời đại đục nhơ. (2) Kiến trược: Những điêu mê chấp, tà kiến, điên đảo… (3) Phiền não trược: Các tâm niệm bất thiện như tham, sân, si, mạn bất tín… (4) Chúng sanh trược: Năm ấm (sắc, thọ,) hiệp hội sanh diệt chẳng dừng. (5) Mạng trược: Số thọ rất ngắn, sống nay chết mai, mạng sống trong hơi thở. Bốn món trên đây tánh cách nhiễu não, sai lầm, biến đổi vô thường nên gọi là trược (nhơ đục).

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Chùa Thạch Long

Chùa Thạch Long

 
Chùa Thạch Long (Rồng đá) thuộc xã Cao Kỳ huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn nơi đây được mệnh danh là chùa thiêng trong hang đá. Ngôi chùa chứa trong mình nhiều sự tích, huyền sử đẹp, chùa Thạch Long thu hút hàng ngàn khách thập phương tới dự hội và dâng hương cầu phúc, cầu tài mỗi dịp xuân về. 
Nhiều người nói rằng, đi khắp Bắc chí Nam chưa thấy chùa nào nằm trong hang núi đá rộng, sạch mà thoáng như chùa Thạch Long. Tăng ni Phật tử tới dự hội có thể vào hang lễ Phật tới hàng ngàn người. Chuyện kể rằng, ngày xưa, người dân xã Vi Hương- Bạch Thông xuôi sông Cầu rước tượng Phật Thích Ca về thờ ở làng mình là Hoa Sơn, trên đỉnh dãy núi Phja Bjoóc. Tượng Phật bằng vàng rất nặng nên khi ngược lên Vi Hương phải kéo bằng mảng. Đến vằng Bó Mi thuộc xã Cao Kỳ ngày nay, mảng cứ xoay tròn không sao đi được. Trời đã tối, đêm ấy, người đi rước tượng phải căng lều ngủ tại vằng Bó Mi để hôm sau tính tiếp. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ hốt hoảng không thấy Đức Phật đâu. Người đi rước tượng đành thắp một bó nhang to và khấn: “Nếu ngài muốn ở đây thì con đành thuận theo ý ngài, nhưng ngài hãy cho con biết nơi ngài đang thượng tọa để con cháu đời sau thờ phụng hương khói”. Dứt lời, bó nhang cuộn khói bay sang bên kia bờ sông, luồn mãi vào trong núi. Người rước tượng cứ đi theo khói nhang ấy và phát hiện ra một hang động tuyệt đẹp, rộng thênh thang. Đức Phật Thích Ca đã ngự tọa ở chốn cao nhất.
         Biết hang đá thiêng, từ đó dân làng lập chùa ngay tại hang đá này. Chùa có tên Thạch Long, (con rồng đá) là vì hang động nằm trong núi đá, cổng hang có hình miệng con rồng đang há.
         Chùa có hai phần chính. Phần thứ nhất là chùa Thiên. Chùa này nằm ở trên cao, có một bậc đá xếp từ chân núi lên dẫn thẳng tới cửa động. Gian cao nhất thờ Đức Phật Thích Ca. Ở gian trung, trên bệ cao nhất có ảnh thờ Bác Hồ. Phần thứ hai của chùa là chùa Âm, đường đến chùa Âm phải đi vòng quanh sườn núi. Cửa vào chùa Âm hẹp hơn chùa Thiên một chút. Lòng hang cũng không rộng bằng chùa Thiên. Ước chừng cao khoảng 6m, rộng 6m và có ngách ăn sâu vào bên trong. Cả chùa Thiên và chùa Âm đều có nhiều tượng thiên tạo hình các Chư Phật. Trong lòng chùa Thiên, vách đá tự chia thành từng múi như những chiếc lọng cao và sang trọng che cho các vị Chư Phật ngồi dưới.
         Không chỉ chứa trong mình nhiều huyền tích, chùa Thạch Long còn là một di tích lịch sử, là niềm tự hào của bà con xã Cao Kỳ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.  Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã 3 lần đến đây, . Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chùa trở thành trạm vận chuyển vũ khí và là kho vũ khí bí mật của quân đội ta. Hoà bình lập lại, chùa lại được bà con thờ tự như xưa.
        Hội chùa Thạch Long được tổ chức vào mùng 7 tháng Giêng hằng năm , thu hút rất nhiều du khách thập phương, họ đến để dâng hương cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình và người thân.
Chùa Thạch Long không những là thắng cảnh đẹp của Bắc Kạn, mà còn là một di tích lịch sử nên cần được quan tâm, bảo vệ, tôn tạo thành điểm du lịch văn hoá hấp dẫn.
Chùa Viên Minh

Chùa Viên Minh

CHÙA VIÊN MINH
Chùa tọa lạc tại số 156 đường Nguyễn Đình Chiểu, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Chùa được dựng từ lâu, nguyên là một miếu thờ Quan Công. Kiến trúc hiện nay được xây dựng từ năm 1951 đến năm 1959. Chánh điện được bài trí trang nghiêm, đặc biệt có hai pho tượng Phật Di-đà và Thích-ca cốt bằng nan tre. Ơở sân trước, có tôn trí pho tượng Bồ-tát Quan Thế Âm đứng trên đài sen, cao 3m, có hạc chầu hai bên. Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bến Tre.
Theo: TVHS
Chùa Tuyên Linh

Chùa Tuyên Linh

CHÙA TUYÊN LINH
Chùa tọa lạc ở ấp Tân Quới Đông B, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Chùa được xây dựng vào năm 1861 có tên chùa Tiên Linh. Năm 1907, Hòa thượng Khánh Hòa về trụ trì đã trùng tu và đổi tên là chùa Tuyên Linh năm 1924. Năm 1941, Hòa thượng đã tổ chức trùng tu, mở rộng ngôi chùa. Hòa thượng là người chủ xướng "Phong trào chấn hưng Phật giáo" từ những năm 1920, lập các trường Phật học để đào tạo tăng ni, trong đó có trường Phật học ở chùa Tuyên Linh. Ngôi chùa hiện nay được trùng tu năm 1983. Ơở vườn chùa có bảo tháp ghi tên ba vị Tổ: Hòa thượng Khánh Phong (1823-1905), Thiền sư Minh Bảo (1846-1919) và Pháp sư Khánh Hòa (1877-1948). Chùa đã được Bộ Văn hoá công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Theo: TVHS
Chùa Hội Tôn

Chùa Hội Tôn

CHÙA HỘI TÔN
Chùa tọa lạc tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách huyện l?hâu Thành khoảng 5km. Chùa được Thiền sư Long Thiền (quê ở Quảng Ngãi) dựng vào giữa thế kỷ XVIII, dưới triều Chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát (1738-1765). Vị trụ trì kế tiếp là Thiền sư Khánh Hưng, đời 36 dòng Lâm Tế đã trùng tu chùa vào đầu thế kỷ XIX, tôn tạo tượng Phật và pháp khí, đúc đại hồng chung năm 1805. Chùa còn được trùng tu vào các năm 1884, 1947 và 1992. Chùa hiện nay còn giữ một số bản gỗ khắc kinh (chữ Hán), nhiều tượng cổ. Trong vườn chùa có 15 bảo tháp các ngài Bảo Chất, Quảng Giáo, Tâm Định, Chánh Hòa ...
Theo: TVHS
Chùa Đồi Cao

Chùa Đồi Cao

CHÙA ĐỒI CAO
Chùa thường được gọi là chùa Đông Cao, chùa Cao, tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Bắc Thái. Từ Hà Nội đến địa phận tỉnh Bắc Thái, đi 16km nữa thì đến chùa. Chùa được dựng từ lâu. Ngôi chùa ngày nay do sư cụ Đàm Hinh tổ chức xây cất vào ngày 17 tháng 5 năm 1992, hoàn thành ngày 21 tháng 7 năm 1992. Chùa còn giữ được các ngôi tháp, bia, cột đá thời Hậu Lê, như tấm bia cổ có khắc niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 (1697).
Theo: TVHS
Chùa Thiên Thai

Chùa Thiên Thai

CHÙA THIÊN THAI


Chùa tọa lạc ở xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sát núi Chân Tiên, trên con đường đi vào chùa Long Hòa, dinh Bà Cố... Chùa được Hòa thượng Thanh Kế - Huệ Đăng xây dựng vào năm 1909. Năm 1931, Hòa thượng Thanh Kế - Huệ Đăng thành lập Thiên Thai Thiền giáo tông, Liên Hữu hội và cho xuất bản tạp chí Bát Nhã Âm. Điện Phật được bố trí 4 mặt chung quanh một cột đá. Mặt chính có tôn trí xá-lợi đức Phật. Trước chùa có khu tháp Thiên Bửu mới được xây dựng qui mô.
Theo: TVHS